ClockThứ Ba, 23/07/2019 06:30

Tạo cơ hội cho người khuyết tật

TTH - Để giúp người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng, không chỉ cần tổ chức các hoạt động từ thiện, quan trọng là tạo cơ hội cho họ tham gia vào thị trường lao động, tự vươn lên bằng sức lao động của mình.

Hơn 7,6 tỷ đồng trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côiNgười khuyết tật khó tìm việc

 Lavin Home tạo việc làm cho người khuyết tật từ hoa giấy

“Đứng lên” để tự lập

Bị khuyết tật một tay nhưng Nguyễn Đình Thanh (TX. Hương Thủy) không đầu hàng số phận. Để kiếm được việc làm ổn định, năm 2007, anh đăng ký học may công nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật thuộc Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh. Thời gian đầu, việc học rất khó khăn, bởi kỹ thuật may cần sự khéo léo của đôi tay. Nhưng, Thanh rất chịu khó học hỏi, rèn luyện để thạo nghề.

Bây giờ, Thanh đã có công việc phù hợp ở một doanh nghiệp may mặc tại Khu công nghiệp Phú Bài. Ngoài mức lương ổn định khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, Thanh còn nuôi hàng trăm con gà, thu nhập đủ để anh trang trải, chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Thanh chia sẻ: “Tôi được công ty quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để có thể hòa nhập, tiếp cận nhanh với công việc. Để bù đắp khiếm khuyết, tôi cũng cố gắng trau dồi kỹ năng, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ để nâng cao năng suất lao động”.

Người khuyết tật học nghề tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật. Ảnh: Trung tâm dạy nghề NKT

Cùng hoàn cảnh như Thanh, Trương Duy Thân (huyện Phong Điền) cũng chọn nghề may để mưu sinh. Từng học cao đẳng tại Trường đại học Nông Lâm – Đại học Huế nhưng Thân chuyển hướng sang học nghề để dễ xin việc làm. Thân kể, em khá hài lòng với công việc hiện tại ở Công ty Scavi, không quá sức mà lại có thu nhập ổn định với mức lương trung bình trên 4 triệu đồng/tháng.

Những người khuyết tật như Thanh và Thân đều tâm sự rằng, mong ước lớn nhất của họ là kiếm được việc làm ổn định. Không chỉ để khỏi phải sống dựa dẫm vào người thân, việc làm còn là cánh cửa để họ hòa nhập với xã hội, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Cần cơ hội việc làm

Thừa Thiên Huế có trên 29.000 NKT, trong đó có khoảng 30% trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia học nghề và làm việc. Tuy vậy, chỉ có khoảng 50% số NKT trong độ tuổi lao động có việc làm và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công việc tạm thời, thiếu ổn định.

Tiếp xúc với nhiều NKT, điều họ mong mỏi nhất là cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe. Tuy vậy, cơ hội việc làm cho NKT ở Huế không nhiều, chủ yếu làm các công việc, như: tăm tre, làm hương, chổi hay bán hàng rong, còn công việc ổn định rất ít. Không phải nơi nào cũng có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện di chuyển cho NKT. Hơn nữa, tâm lý xã hội cũng chưa tin tưởng NKT có thể làm được việc. Thế nên, hầu hết các doanh nghiệp chưa nhiệt tình khi nhận lao động là NKT vào làm việc.

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng, NKT không phải chỉ cần nhận giúp đỡ từ thiện, sống thụ động, mà bảo đảm việc làm cho NKT là cách tốt nhất giúp họ nhận ra khả năng thực sự của mình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc làm đem lại cho họ niềm vui, thu nhập tự nuôi sống bản thân và là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC), nhận thức của mọi người về NKT cần thay đổi, họ cũng có thể làm được việc phù hợp với sức khỏe. Ngoài những chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc, cần có hướng đào tạo nghề nâng cao trình độ chuyên môn của NKT, tạo việc làm cho NKT với những ngành nghề phổ biến tại địa phương. NKT vẫn có thể làm nông dân trồng rau sạch, chăn nuôi an toàn, vẫn có thể làm một số công việc ở khách sạn, như: cắm hoa, trang trí, nhân viên buồng phòng… Ở nước ngoài, NKT làm việc ở khách sạn khá nhiều, nhờ đó các khách sạn cũng ghi điểm, tạo ấn tượng tốt với du khách.

NKT cũng cần vượt qua rào cản mặc cảm tâm lý, tự tin bước ra ngoài, trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, hòa nhập cuộc sống để phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp. “NKT phải nghĩ rằng, họ phải tự kiếm được việc làm, tự nuôi bản thân và sống độc lập chứ không chờ đợi vào sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội. Doanh nghiệp cũng cần thay đổi quan niệm trong tuyển dụng với NKT. Họ không chỉ là đối tượng cần ưu tiên mà còn là những lao động đầy tiềm năng. Đa số NKT chăm chỉ và rất cầu thị, trung thành với doanh nghiệp hơn so với lao động bình thường”, bà Lan Anh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Return to top