ClockThứ Bảy, 25/11/2023 12:44

Thêm cơ hội cho đồng bào thoát nghèo

TTH - Việc triển khai chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (Nghị định 28) về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo.

Đảm bảo tiêu chí nhà ở để xóa nghèo ở A LướiGiúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèoNông thôn mới nâng cao trong tầm tay

 Cán bộ tín dụng kiểm tra mô hình hộ vay ở xã Phú Vinh (A Lưới)

Thiếu đất sản xuất lại không có nghề nghiệp ổn định nên trước đây bà Lữ Thị Sum, thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh, A Lưới người dân tộc Thái phải đi làm thuê đủ nghề, song vẫn không thoát được nghèo. Được sự giới thiệu từ Hội Nông dân xã, bà tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính sách vay vốn đầu tư phát triển 1ha rừng. Tuy nhiên, phát triển kinh tế rừng có nguồn thu nhập dài hạn nên kinh tế trong ngắn hạn vẫn khó khăn. Để có thu nhập giải quyết các nhu cầu tại chỗ cho gia đình, bà đăng ký theo học các lớp đào tạo chăn nuôi do Hội Nông dân và các cơ quan ban ngành tổ chức, đầu tư mua thêm 2 cặp dê làm giống. Học được các kiến thức chăn nuôi nên đàn dê phát triển tốt, đến tháng 7/2023, bà tiếp tục vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định 28 từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới đầu tư thêm đàn dê, nâng tổng đàn lên 15 con, cơ bản giải quyết các nhu cầu thu nhập trong ngắn hạn của gia đình.

Bà Sum chia sẻ, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, thiếu vốn để sản xuất nên khi được cán bộ NHCSXH hướng dẫn làm hồ sơ vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định 28 để phát triển chăn nuôi tôi thấy rất phấn khởi. Chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi chỉ 3,3%/năm, thời hạn vay 10 năm nên tôi có thể yên tâm tập trung phát triển kinh tế.

Không riêng gì bà Sum, mà nhiều gia đình đồng bào tại A Lưới đang được chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề tiếp sức trong chặng đường vươn lên thoát nghèo.

Được biết, thực hiện Nghị định 28 của Chính phủ, NHCSXH triển khai 5 chương trình cho vay, gồm: cho vay hỗ trợ đất ở; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu giúp người dân có việc, làm nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững.

Đối tượng vay vốn của chương trình là hộ nghèo dân tộc thiểu số hoặc hộ nghèo cư trú ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với mức cho vay tối đa 77,5 triệu đồng/hộ đối với cho vay hỗ trợ đất sản xuất; mức cho vay chi phí học nghề tối đa bằng mức cho vay áp dụng đối với chính sách tín dụng học sinh, sinh viên quy định trong từng thời kỳ và không được vượt quá mức cho vay tối đa đối với hỗ trợ chuyển đổi nghề; lãi suất cho vay chỉ bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo quy định trong từng thời kỳ, thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.

Thực hiện Nghị định 28, tính đến tháng giữa tháng 11/2023, NHCSXH A Lưới đã giải ngân 778 hộ với số tiền 32,89 tỷ đồng; trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở cho 606 hộ với số tiền 24,24 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề đã giải ngân cho 172 hộ với số tiền 8,65 tỷ đồng.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH A Lưới Lê Quang Thắng chia sẻ, thiếu đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định chính là khó khăn lớn nhất mà A Lưới gặp phải trong thực hiện mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo. Vì thế việc triển khai chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định 28 có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo. Ý thức được điều đó, ngay sau khi có Nghị định 28 được triển khai, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND huyện có văn bản chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách vốn đến người dân. Ngoài ra, để nguồn vốn được giải ngân nhanh chóng, ngay từ đầu năm, đơn vị đã phối hợp với Phòng Dân tộc huyện nhanh chóng rà soát đối tượng thụ hưởng có nhu cầu hỗ trợ về vốn để đăng ký, trình UBND huyện phê duyệt.

Sau khi UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách hộ đủ điều kiện vay vốn và được tỉnh giao vốn cho huyện, Phòng giao dịch đã chủ động phối hợp với UBND các xã chỉ đạo các thôn bình xét các hộ trong danh sách đảm bảo công khai, minh bạch, triển khai giải ngân nhanh chóng để người dân có vốn phát triển sản xuất. Thời gian tới Phòng giao dịch sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm thúc đẩy các chương trình tín dụng theo Nghị định 28, đồng thời triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng khác góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng hành cùng A Lưới thoát nghèo.

Bài, ảnh: TUẤN - ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Khi người dân vươn lên thoát nghèo

Khi người dân phát huy được vai trò chủ thể, họ vượt qua được khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang giảm đáng kể so với đầu năm nay.

Khi người dân vươn lên thoát nghèo
Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

Trong phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu giai đoạn 2019 – 2024”, Hội CCB huyện Nam Đông đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo
“Ông giảm nghèo” ở Hương Vân

Là cán bộ đầy nhiệt huyết trong công tác giúp dân thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống, ông Trần Công Thuyên, công chức Văn hóa Xã hội ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà) được bà con địa phương thương mến gọi với cái tên... “ông giảm nghèo”.

“Ông giảm nghèo” ở Hương Vân
Return to top