ClockThứ Bảy, 13/03/2021 14:00

Thêm động lực cho hộ mới thoát nghèo

TTH - Từ ngày 30/3, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ tiếp tục được thực hiện giải ngân chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, thay vì giải ngân đến hết ngày 31/12/2020 như quy định tại Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg. Đây được xem là tín hiệu vui cho các đối tượng chính sách nói chung và những hộ mới thoát nghèo nói riêng.

Dư nợ hộ mới thoát nghèo ở Quảng Điền 101 tỷ đồngĐồng hành cùng hộ nghèoHỗ trợ hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất

Tín dụng cho hộ mới thoát nghèo góp phần giải quyết việc làm

Bà đỡ cho hộ mới thoát nghèo

Năm 2013, gia đình chị Phạm Thị Thiếp, thôn Ta Ay Ta, xã Trung Sơn, huyện A Lưới vẫn còn là hộ nghèo. Nhờ nguồn vốn 30 triệu đồng vay từ NHCSXH huyện A Lưới, chị đầu tư mua cặp bò làm giống, đầu tư thêm đàn lợn để phát triển kinh tế gia đình. Đến cuối năm 2016, gia đình chính thức thoát nghèo.

“Lúc trả hết vốn cho NHCSXH (2016), gia đình lại gặp khó khăn vì thiếu vốn đầu tư sản xuất. Rất may lúc này, cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chia sẻ về chương trình vay vốn cho hộ mới thoát nghèo để duy trì sản xuất, tôi được xét để tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng đầu tư phát triển thêm diện tích chuối, rừng góp phần cải thiện thêm sinh kế. Đến nay, gia đình đã có đàn bò 13 con, 6 ha rừng, không chỉ thoát nghèo gia đình còn trở thành hộ khá giả của thôn, con cái được ăn học đến nơi đến chốn, thu nhập trung bình đạt gần 200 triệu đồng/năm” chị Thiếp chia sẻ.

Trước đây, nguồn vốn tín dụng ưu đãi chỉ tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ mới thoát nghèo chưa được vay ưu đãi của NHCSXH và cũng khó tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại nên không ít hộ lại tiếp tục tái nghèo sau khi đã thoát nghèo không lâu. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo và kết thúc vào ngày 31/12/2020.

Nhiều mô hình kinh tế bắt đầu định hình nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Bà Hồ Thị Hiền, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới chia sẻ, cùng với các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, việc ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Nếu nói tín dụng chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo là động lực thúc đẩy hộ nghèo cận nghèo vươn lên thoát nghèo, thì vốn chính sách cho hộ mới thoát nghèo sẽ là đòn bẩy để những hộ này vươn lên làm chủ cuộc sống và có cuộc sống khá giả hơn. Chương trình giúp duy trì nguồn lực đầu tư cho các hộ trong giai đoạn đầu ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý vốn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Gia hạn chương trình

Số liệu từ NHCSXH chi nhánh tỉnh, những năm qua, vốn cho vay ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo đã được triển khai trong toàn tỉnh với tổng dư nợ gần 946 tỷ đồng. Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo bình quân đạt gần 6,6 tỷ đồng/xã, nguồn vốn đầu tư tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, trồng rừng, cây ăn quả và cây lấy gỗ… Chương trình góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 56 ngàn lượt hộ mới thoát nghèo, giúp gần 20 ngàn hộ thoát nghèo bền vững.

Dù đã kết thúc chương trình vào cuối năm 2020, tuy nhiên mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định mới về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo. Theo đó, kể từ ngày 30/3/2021, NHCSXH sẽ tiếp tục thực hiện giải ngân chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, thay vì giải ngân đến hết 31/12/2020 như quy định cũ. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm giải quyết triệt để vòng luẩn quẩn: nghèo - vay vốn, thoát nghèo - trả vốn, lại tái nghèo.

Ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới cho hay, thông tin này đang tiếp thêm sức và lực cho các hộ mới thoát nghèo trên địa bàn. Ngay sau khi có quyết định này, NHCSXH huyện phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn; các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành tại huyện, thôn trưởng… tuyên truyền phổ biến đến cơ sở thông qua các buổi họp thôn, họp tổ TK&VV, tổ chức rà soát các hộ đủ điều kiện để vay vốn nhằm đưa nguồn vốn về cơ sở một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Hiện nay, mức cho vay tối đa của chương trình là 100 triệu đồng/hộ, lãi suất 8,25%/năm. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm. Phương thức quản lý tín dụng thông qua việc ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cho 4 tổ chức chính trị, xã hội nhằm chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời, phát huy tính dân chủ của cơ sở, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng cũng như tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương.

Bài, ảnh:  HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi
Tín dụng đồng hành cùng người dân

Việc tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều người trên địa bàn huyện Quảng Điền phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Tín dụng đồng hành cùng người dân
Tạo “kế” để thoát nghèo

Phường Thuận Lộc (TP. Huế) có 39 hộ nghèo, trong đó có nhiều người không có khả năng lao động vì khuyết tật, bệnh hiểm nghèo, người cao tuổi nên gặp nhiều khó khăn trong việc thoát nghèo bền vững. Vì vậy, phường đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện lộ trình đến cuối năm 2024 giảm từ 15- 20 hộ nghèo.

Tạo “kế” để thoát nghèo
Return to top