ClockThứ Năm, 19/10/2023 07:21

Thích ứng để phát triển bền vững

TTH - Miền Trung đang trong mùa mưa. Những trận mưa lớn kéo dài như “chuông báo” để người Huế xốc lại phương án ứng phó, phòng tránh cho mùa mưa bão.

Khảo sát, hỗ trợ xây dựng nhà an toàn cho người nghèoNâng cấp hạ tầng & tái tạo hệ sinh thái thủy sản

Xây dựng công trình, đường sá phải hài hòa với địa hình thiên nhiên 

Ở giữa khúc ruột miền Trung, hàng trăm năm nay con người Huế đã quen chịu, ứng phó và có lẽ cũng thành phản xạ tự nhiên, hễ mùa mưa lũ là nhắc nhau cảnh giác.

Và không riêng Huế, miền Trung hay Việt Nam, từ đầu tháng 9, các trung tâm khí tượng lớn trên thế giới đã đưa cảnh báo về một mùa mưa bão bất thường trong năm 2023 này.

Mới giữa tháng 9 vừa qua tại Lybia, cơn bão Daniel ập đến mang theo mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng tại miền Đông nước này, kéo theo sự cố vỡ đập khiến thảm họa xảy ra: nước lũ đã cướp đi sinh mạng của hơn 11 nghìn người và vẫn còn hơn 10 nghìn người mất tích.

Không đâu xa, vào đầu tháng 8 vừa qua tại khu vực Bắc Kinh, Trung Quốc xuất hiện những cơn cuồng nộ của thiên nhiên khiến chúng ta vô cùng kinh hoàng. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Doksuru và bão Khanun, nhiều vùng ở thủ đô Bắc Kinh chìm trong biển nước. Đợt mưa lớn này được ghi nhận là kỷ lục trong vòng 140 năm qua ở Trung Quốc, gây ngập lụt nghiêm trọng khiến nhiều nhà cửa, xe cộ bị ngập và cuốn trôi. Nước cuốn phăng mọi thứ trên đường. Hàng trăm ô tô tuột đi theo dòng nước đục ngầu như muốn xới tung cả cây cầu lớn khiến càng khiếp sợ với sự hủy diệt của thiên nhiên.

Không có gì trôi chảy mềm mại như nước và cũng không có gì tàn phá kinh hoàng như nước. Bố tôi năm nay tuổi đã Cửu tuần khi xem thời sự đưa tin bão lũ những ngày qua đã sực nhớ trận đại hồng thủy năm 1999 tại Huế - đến nay đã gần 24 năm mà khi nhắc lại, ông cho rằng sẽ không ít người khó quên. Năm đó, mưa lớn kéo dài ở miền Trung đã khiến mực nước các sông lên đến mức kỷ lục, nhất là tại sông Hương. Lúc đó, lượng mưa trong một ngày ở TP. Huế lên đến 1.384 mm. Sau đó, đỉnh lũ ở sông Hương đã lên tới mức kỷ lục, cao nhất trong vòng 100 năm (tính đến năm 1999). Trận lũ này đã làm 818 người chết và mất tích, gần 1,2 triệu ngôi nhà, trụ sở bị đổ sập, hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, tổng thiệt hại ước tính gần 4.150 tỷ đồng (thời điểm năm 1999), trong đó Huế có 370 người chết, mất tích. Cũng vào dịp gần cuối năm 2020, những trận mưa lũ, kéo theo sạt lở đất kinh hoàng ở khu vực miền Trung; trong đó có Rào Răng 3 (Phong Điền) đến nay vẫn còn nhiều nỗi đau chưa vơi.

Ngày trước, thông tin không được nhanh, kịp thời như bây giờ. Các cảnh báo, dự báo thiên tai hiện nay chính xác đến từng centinmet, nhưng chúng ta vẫn còn chịu thiệt hại vô cùng lớn như vậy.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) được xem là tác động lớn nhất gây ra bão lũ với diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan với tần suất dày hơn, ngẫu nhiên hơn. Điều đó khiến dự báo, đoán định với sự hỗ trợ của khoa học dù chính xác cao nhưng đôi khi con người cũng chưa theo kịp.

Nhiều phân tích của các nhà khoa học về sự can thiệp thô bạo của con người vào thiên nhiên, khiến thiên nhiên không còn hiền hòa như trước. Nạn phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để xây dựng các nhà máy thủy điện; nhiều cánh rừng, đồi nay đã trọc đi nhiều dường chỗ để làm các dự án, công trình làm lợi kinh tế. Các hoạt động nông nghiệp không bền vững gây ô nhiễm đất, nguồn nước; khai thác khoáng sản… Tất cả gây nên tình trạng lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá ngày càng dữ dội hơn. Con người không dừng lại thì dù khoa học hiện đại bao nhiêu, khi thiên nhiên phẫn nộ đành phải cúi đầu.

Gần đây, người ta đã quan tâm, nói nhiều đến “kinh tế xanh” “tăng trưởng xanh”... Việc phát triển kinh tế hài hòa, thân thiện môi trường dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... đang được nhiều nơi, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Tin chắc rằng đó là liệu pháp tốt nếu thích ứng, hòa hợp với thiên nhiên sẽ giảm dần tác động khó lường của BĐKH; thiên tai bão lũ cũng nguôi cạn dần…

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa bão & việc ứng phó, an dân của người xưa

Cách đây đúng 120 năm, vào năm Giáp Thìn 1904, đã xảy ra trận bão được xem là thảm họa thiên tai cực lớn mang tính lịch sử của vùng đất Cố đô Huế. Ký ức dân gian cũng như sách báo hiện vẫn còn lưu giữ khá nhiều thông tin quanh thảm họa đau thương này.

Mưa bão  việc ứng phó, an dân của người xưa
Cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phòng bão Yagi

Ngày 6/9, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh (chủ đầu tư) thông tin, đến thời điểm này, đơn vị đã chỉ đạo các nhà thầu thi công công trình cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phương án chằng chống lán trại, tập kết thiết bị máy móc vào nơi an toàn, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão Yagi gây ra.

Cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phòng bão Yagi
Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo ở A Lưới đạt những kết quả tích cực, đưa địa phương này thoát khỏi huyện nghèo trước thời hạn một năm. A Lưới tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững
Phát triển thể thao cho người khuyết tật

Cùng với lợi ích rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, việc luyện tập thể thao còn giúp người khuyết tật (NKT) cống hiến tài năng, đồng thời có thêm tự tin hòa nhập cộng đồng.

Phát triển thể thao cho người khuyết tật
Phú Vang chủ động ứng phó trước mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những năm gần đây, lực lượng vũ trang huyện Phú Vang đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp trước mùa mưa bão nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ.

Phú Vang chủ động ứng phó trước mùa mưa bão
Return to top