ClockThứ Bảy, 07/09/2024 13:14

Tiếp thêm nguồn lực cho các em đến trường

TTH - Đầu năm học mới, cán bộ tín dụng cũng như các tổ chức hội, đoàn thể lại tất bật với việc tiếp cận với các gia đình khó khăn có con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề để tiếp thêm nguồn lực cho các em đến trường.

Thêm nghị lực để em đến trườngCùng em đến trường

 Cán bộ ngân hàng tiếp cận với các hộ vay để nắm tình hình vay vốn

Nối dài “sợi dây” học thức

Cuộc sống khó khăn nên cứ vào đầu năm học mới, chị Hoàng Thị Tuyết Nhung, tổ 12, phường Tây Lộc lại khá tất bật, lo toan các khoản tiền nhập học của cậu con trai. Cuộc sống càng khó khăn hơn khi Hoàng Bá Thành Đạt (con trai của chị) đỗ vào trường đại học. Bên cạnh niềm vui khi con được theo học ở ngôi trường mơ ước là cả một “mớ bòng bong” của người mẹ đơn thân, “Mình không biết lấy đâu ra số tiền lớn để đóng học phí, trang trải cho con trong thời gian con theo học xa nhà”, chị Tuyết Nhung chia sẻ.

Mối lo này chỉ được giải tỏa khi chị được tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn giới thiệu và hướng dẫn các thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay học sinh, sinh viên. Hiện, chị đã vay được số tiền là 30 triệu đồng cho con theo học. Chị Tuyết Nhung tâm sự: “Người ta thường nói đầu tư cho việc học là sự đầu tư thông minh. Mình cũng nghĩ vậy. Mình vất vả bôn ba cả đời rồi, giờ chỉ mong con được học hành để cuộc sống sau này không quá vất vả”.

Đó cũng là tâm sự của anh Nguyễn Quang Minh Chương, tổ 14, phường Tây Lộc. “Hai vợ chồng mình dù cuộc sống vất vả, nhưng vẫn nỗ lực từng ngày để 4 đứa con được ăn học đến nơi đến chốn. Điều đáng mừng, bốn đứa đều ngoan, học giỏi, biết phụ giúp ba mẹ”. Anh nói, học phổ thông chi phí cho việc học đỡ hơn so với học đại học, cao đẳng rất nhiều. Vì thế, khi thấy cô con gái đầu lòng báo đậu vào Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, mình cũng lo lắm nhưng nhanh chóng ổn định tâm lý để con có thể tự tin đến trường. Động lực chính là nhờ nguồn vốn vay học sinh, sinh viên mà Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai. Đến nay, gia đình đã vay 44 triệu đồng cho con theo học.

Sau gần 17 năm triển khai chương trình vay vốn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 157 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình đã góp phần quan trọng giúp 43.433 học sinh, sinh viên có khó khăn kinh tế được bước tiếp giấc mơ đến trường.

Không để học sinh bỏ học vì thiếu tiền

Số liệu từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến 31/8/2024, tổng dư nợ tín dụng chương trình học sinh, sinh viên tại chi nhánh đạt hơn 118 tỷ đồng với 3.148 học sinh, sinh viên đang còn dư nợ; trong đó, hệ đào tạo đại học có dư nợ 106,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 89,36%; cao đẳng 10,5 tỷ đồng với tỷ lệ 9,88%; còn lại là các hệ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, với phương châm không để bất kỳ một học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nào trên địa bàn phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí, chi nhánh tập trung rất nhiều giải pháp nhằm giúp các đối tượng thụ hưởng tiếp cận với chương trình tín dụng ưu đãi này, nhất là trước thềm năm học mới. Đồng thời, chi nhánh cũng phối hợp với các đơn vị tăng cường các giải pháp tuyên truyền; rà soát lập danh sách học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để đồng hành tốt nhất.

Chi nhánh cũng quán triệt đến từng cán bộ tín dụng, các tổ, hội tại các phiên họp giao ban hàng tháng về tinh thần đồng hành trong triển khai chương trình này. Nhất là công tác rà soát, nắm bắt hoàn cảnh của từng tổ viên để hướng dẫn lập hồ sơ và cho vay kịp thời, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, trao cơ hội để các học sinh, sinh viên được học tập, lập thân, lập nghiệp.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, huyện Phú Lộc đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp gắn với tình hình thực tế từng địa phương, từng hộ gia đình để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành

Song ngành là xu hướng trong đào tạo đại học hiện nay. Để đào tạo song ngành thật sự hiệu quả, đòi hỏi các trường phải phối hợp, chia sẻ nguồn lực với nhau.

Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành
A Lưới ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch

Xác định phát triển du lịch là chương trình trọng điểm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, A Lưới tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, ưu tiên nguồn lực tập trung phát triển du lịch.

A Lưới ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch

TIN MỚI

Return to top