ClockThứ Bảy, 03/02/2024 07:51

A Lưới đầu tư phát triển du lịch

TTH - A Lưới đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, gắn với giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa truyền thống dân tộc gắn chính sách phát triển du lịch vùng biên giới.

Du lịch cộng đồng Tây Bắc làm như thế nào?Quảng bá du lịch bằng cuộc thi “Cảnh đẹp A Lưới”Hoa mận trên vùng cao A Lưới

Nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở A Lưới 

Nằm cách trung tâm huyện chỉ vài km, Làng du lịch cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim, được xem là “điểm sáng” du lịch tại huyện A Lưới. Nơi đây đang triển khai nhiều mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững. Làng có 22 ngôi nhà thì có đến 7 homestay, với giá cả lưu trú hợp lý, hứa hẹn điểm đến thú vị cho du khách.

Giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ dưới chân thác A Nôr, du khách có cơ hội tìm hiểu, khám phá nhiều đặc sản của vùng cao, như: thịt bò, nếp than, gạo Ra-dư, mật ong rừng và các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi.

Khi Làng du lịch cộng đồng A Nôr trở thành điểm đến hấp dẫn thì cũng là lúc nhiều phụ nữ vùng cao có cơ hội tìm kiếm việc làm và cải thiện sinh kế gia đình. Với đội dịch vụ hơn 10 chị em phụ nữ bản địa, hằng ngày, họ vẫn lên nương, rẫy bình thường. Đến dịp cuối tuần, khi khách du lịch tham quan và ở lại trong các homestay, muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm thì đội dịch vụ sẽ hướng dẫn và tham gia nhiều hoạt động với khách. Thu nhập từ du lịch đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân.

Theo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, thời gian qua, A Lưới đã tiến hành quảng bá, xúc tiến du lịch tại các hội chợ, chợ phiên trong huyện, tỉnh và trên toàn quốc. Giới thiệu, kết nối sản phẩm dịch vụ du lịch với các công ty du lịch, lữ hành như Công ty TNHH Du lịch Kết nối Huế, Công ty TNHH MTV Du lịch VINA DMZ, Quảng Trị...

Tại đề án phát triển du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030, A Lưới xác định từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch và thu hút đầu tư vào ngành “công nghiệp không khói” này. Theo đó, thông qua nhiều nguồn vốn khác nhau, đã tập trung đầu tư một số hạng mục như tuyến đường trục chính nối Huế - A Lưới đã cơ bản nhựa hóa hoàn toàn, các tuyến đường đến các điểm du lịch được thông tuyến.

Khôi phục 3 điểm tạo không gian làng truyền thống kết hợp phát triển du lịch tại Làng du lịch cộng đồng A Nôr (xã Hồng Kim); Paris - Kavin (xã Lâm Đớt); A Hươr - Pa E (xã Quảng Nhâm). Hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất cho 3 homestay: A Nôr, Hồng Hạ, Hương Danh. Hỗ trợ cải tạo không gian cánh đồng lúa thôn Cân Tôm (xã Hồng Hạ). Hoạt động quảng bá về du lịch được thực hiện kịp thời. Hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng tại Làng du lịch sinh thái A Nôr, đưa vào hoạt động, giới thiệu, quảng bá du lịch đến công ty du lịch lữ hành, du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, triển khai thực hiện một số hạng mục hỗ trợ du lịch cộng đồng A Lưới theo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025. Đầu tư xây dựng tuyến đường, bãi đỗ xe và chỉnh trang một số hạng mục vào điểm du lịch sinh thái thác A Nôr, xã Hồng Kim. Xây dựng và lắp đặt các điểm check-in tại đồi thông A Lưới, các điểm du lịch cộng đồng sinh thái phù hợp với cảnh quan tại điểm. Dịch vụ thương mại gắn với các khu, tuyến, điểm du lịch phát triển và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hệ thống siêu thị phát triển đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dần với môi trường kinh doanh thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Hạ tầng các điểm du lịch bước đầu được đầu tư khá đồng bộ, hệ thống giao thông vào các điểm du lịch được đầu tư, nâng cấp. Hệ điện lưới, hạ tầng kỹ thuật viễn thông các điểm du lịch được quan tâm. Hạ tầng tại các điểm du lịch cũng được quan tâm đầu tư như nhà tiếp đón, nhà trưng bày, nhà xe, nhà vệ sinh, phương tiện cứu hộ.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ được đầu tư nâng cấp, có thêm 17 cơ sở lưu trú, trong đó có 3 nhà nghỉ, 14 homestay, nâng tổng số cơ sở lưu trú lên 31 cơ sở. Thành lập mới 1 HTX du lịch. Hoàn thành hạ tầng cơ sở vật chất tại điểm du lịch sinh thái Parle - Hồng Hạ và tiến hành lập hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cấp tỉnh. Điểm du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr được công nhận là “Sản phẩm OCOP 3 sao”.

A Lưới thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau và tranh thủ thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch đối với các dự án nhỏ, cần ít vốn.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, huyện đang có nhiều chính sách hỗ trợ, chương trình quảng bá và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch và khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống.

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng, tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia, điều hành du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

A Lưới quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, các ban quản lý điểm du lịch. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế, các sở, ngành của tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ huyện, xã, thị trấn về công tác quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng, hộ gia đình làm du lịch và triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn, dài hạn tại các trường đào tạo ngành du lịch.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

TIN MỚI

Return to top