ClockThứ Tư, 08/06/2011 04:17

Bún giấm nuốc mùa hè

TTH - Tháng tư, tháng năm, khi những cơn gió phả hơi nóng vào mặt thì ở đầm phá cũng tấp vào bờ những con sứa, con nuốc, hứa hẹn làm mát khẩu vị của mọi người. Thiên nhiên là thế, nhưng con người bao giờ cũng biết thích ứng một cách khôn khéo. Không phải bắt được sứa, nuốc là ăn được ngay mà phải ngâm phèn chua vài giờ, rửa qua nước lá ổi mới thành món nuốc. Có hai loại, nuốc tai và nuốc chân. Từ nguyên liệu này, người Huế làm ra những món ăn tuyệt vời, chẳng hạn món giấm nuốc, món ăn này có từ bao giờ nhưng chưa ai biết được, gọi là giấm nhưng trong chế biến không có chút giấm nào?

Dạo quanh thành phố Huế, đến quán đầu cầu Gia Hội hoặc quán Âm Phủ 2, nằm trong kiệt thuộc đường Nguyễn Thái Học, bạn có thể như ý với món giấm nuốc Huế. Hạ về dưới tàn bông giấy lung linh “nắng thủy tinh” những “con nuốc” mọng nước sẽ làm bạn “mát rượi”. Gọi tô giấm nuốc, thấy mát lòng, ngon miệng.

Món giấm nuốc cũng dễ làm, hai ngày nghỉ cuối tuần bạn có thể làm để cả nhà dùng, nguyên liệu từ nuốc chân màu xanh nước biển, có những chân nhỏ, tôm rằn, cua gạch, khoảng mười lăm con cá thệ nấu canh với thơm, bắp chuối sứ, rau thơm, bánh tráng gạo, đậu phộng rang vàng tách đôi, ruốc loại ngon hòa một ít nước nóng, vả, chuối chát thái mỏng, xà lách, tùy theo số người ăn để mua sắm cho vừa.
Chọn con nuốc tươi, tôm rằn, bóc vỏ bắt cầu, cua hấp lấy thịt, một ít thịt ba chỉ , cà chua bi bỏ hột, ướp gia vị (bột knoor, nước mắm, mì chính, tiêu, hành củ um chung) có thể gọi là tôm cua đánh., cá thệ nấu canh thơm. Tiếp theo, bạn chuẩn bị cho bún, bắp chuối, rau thơm, giá, ngò vào tô, thứ đến chan nước tôm, cua và một ít nước canh cá thệ vào tô, sau cùng cho nuốc phủ trên mặt. Nhớ bóp bánh tráng, cùng vài lát chuối chát, vả và một ít đậu phộng trên mặt. Bạn nhớ kèm theo chén nước mắm, vài trái ớt xanh, chén ruốc để chiều người thích mặn nhé.
Trưa nắng nhìn tô bún giấm nuốc là đã thích ăn rồi. Khi đã ăn vài nhúm thì “như cá bắt mồi”, miệng đang nhai mà tay cứ gắp như đã “lập trình”. Món giấm nuốc của người Huế từng làm “day dứt” của những người Huế xa quê. Khi Huế vào hạ, có gia đình tìm cách gửi nuốc vào nam ra bắc để con cháu làm món giấm nuốc, vừa thưởng thức món ăn truyền thống vừa nhớ gió sông Hương, nhớ chợ Đông Ba và nhớ những con đường tràn ngập nhạc ve của Huế.
Hà My
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Lan tỏa ẩm thực Huế

Hình ảnh, hương vị đặc sắc của những món ngon đặc trưng của từng địa phương do các hội viên phụ nữ (HVPN) mang đến những hội thi, hay những cửa hàng bán đồ ăn do hội viên làm chủ được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và các cơ sở hội tích cực giới thiệu, quảng bá, góp phần giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế đi muôn nơi.

Lan tỏa ẩm thực Huế
Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế
Ẩm thực Huế và triển vọng đến UCCN

Huế có nhiều lĩnh vực nổi bật để tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Điều này không chỉ quảng bá được bản sắc văn hóa địa phương ra với thế giới mà còn cơ hội để thu hút du khách, nhà đầu tư đến với Huế. Tuy nhiên, việc lựa chọn lĩnh vực nào để làm nổi bật lên sự đặc trưng, riêng biệt của Huế khi tham gia UCCN là chuyện cần tính toán kỹ lưỡng.

Ẩm thực Huế và triển vọng đến UCCN
Return to top