ClockThứ Hai, 24/10/2016 19:13

Đậm đà vị gỏi thanh trà

TTH.VN - Ngồi xe rời Huế, nhưng vị đậm đà của món gỏi thanh trà cứ vấn vương mãi. Huế vào thu, chiều muộn bên dòng Hương, ngồi bên mâm cơm nhà đãi bạn, khách ngẩn ngơ trước món gỏi được bày biện tinh tế.

Xuýt xoa với món gỏi thanh trà với mực khô. Ảnh: Phan Thành

Trên nền chiếc đĩa sứ, những tép thanh trà mọng nước được xếp xen kẽ với những sợi mực khô xé mỏng, điểm xuyến trên màu trắng ấy là những lát ớt nhỏ, mấy cọng rau thơm xanh và ít lạc rang vàng. Nhìn đã thấy thèm, thầm khen sự khéo tay của chị. Khi chị đưa đôi đũa trộn đều các nguyên liệu ấy, rưới lên thứ nước chấm sền sệt, món ăn thoảng một thứ mùi dìu dịu, thơm thơm, làm đầu lưỡi của vị khách không thể cưỡng lại được. Xếp gỏi vào giữa lòng miếng bánh tráng nướng, kẹp chồng thêm miếng bánh nhỏ, khi đưa miếng bánh vào miệng, một bản hoà âm đủ vị như nhảy múa. Ngọt, cay, chua, mặn, béo, bùi… Chao ôi sao mà ngon thế! Chẳng mấy chốc, món gỏi hết sạch trong sự tiếc nuối của khách.

Gỏi thanh trà với mực khô vốn nổi tiếng ở Huế. Món ngon ấy gắng liền với sự khéo tay của những người phụ nữ chốn Cố đô. Để làm gỏi thanh trà, thoáng nghĩ thấy quá ư là đơn giản, chỉ cân trộn đều các nguyên liệu, sẽ có món gỏi. Nhưng làm món gỏi ngon, tinh tế như chị, thì chỉ những người chế biến nhiều lần, nhiều kinh nghiệm mới có thế làm vị ngon của món gỏi tinh tế đến thế. Chị bảo, hồi chưa lấy chồng, chị được bà nội dạy cho cách pha nước mắn trộn gỏi thanh trà. Nước mắn phải chọn loại ngon, sau khi cho đường, vắt thêm tí chanh, tỏi ớt băm mịn, trộn lại thấy nước mắm hơi sánh là được.

Thanh trà Thủy Biều - một trong những thương hiệu nổi tiếng xứ Huế, thành phần chính của món gỏi trứ danh. Ảnh: Phan Thành

Bà nội bảo: bản thân thanh trà vốn mọng nước, nước ngọt, thanh, khi tách tép thanh trà ra khỏi quả, cần khéo để múi thanh trà không bị dập, món gỏi không còn ngon; mực khô  chỉ cần chọn loại to bằng bàn tay, nướng trên than hồng, khi mực còn nóng, bọc trong giấy báo và dần thật đều tay, sợi mực sẽ dai và ngọt. Một quả thanh trà chỉ cần hai thìa nước mắm là đủ. Bí quyết nằm lòng ấy đã theo chị đến mấy mươi năm. Làm nức lòng khách mỗi khi được chị đãi gỏi thanh trà.

Chị bảo: “Cô chú về cuối mùa thanh trà rồi, chứ chậm mươi bữa nữa tháng nữa, thì có muốn đãi cô chú, chị cũng không còn thanh trà mà đãi.” Cầm chục thanh trà trên tay, chia tay và hẹn mùa sau sẽ lại về với chị. Tự hứa vơi lòng sẽ đãi bạn phương xa món ngon ấy. Nhưng không biết mình có làm nên món gỏi ngon như thế hay không? Ngồi xe rời Huế, nhưng vị đậm đà của món gỏi thanh trà cứ vấn vương mãi. 

Thanh Phương-Phan Thành 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà
Mất mùa thanh trà

Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn.

Mất mùa thanh trà
Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 20/1, Ban vận động thành lập Hội Thanh trà Huế tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Chí Tài; lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc
Bưởi “biến” thanh trà

Trên đường về quê, chị muốn mua ít thanh trà của Huế ra thắp hương bàn thờ ông bà. Ghé vào hàng bán thanh trà dọc tuyến Quốc lộ 1A (QL1A) sát chợ An Lỗ, xã Phong Hiền, Phong Điền, chị mua 10 quả, mỗi quả 17 ngàn đồng, tổng là 170 ngàn đồng.

Bưởi “biến” thanh trà
Return to top