ClockThứ Sáu, 11/06/2010 14:02

Về Thủy Dương, ăn bánh canh cá lóc

TTH - Ở Huế, lâu nay người ta chỉ thấy những người bán cháo canh rong buổi sáng, nhưng không phải là bánh canh cá lóc, mà là bánh bột mì nấu với da lợn, chả thịt nạc, chả cua. Vài năm trở lại đây, bánh canh cá lóc đã chiếm vị trí độc tôn.
Có cả một phố bánh canh dọc đoạn quốc lộ 1A trước cổng Nhà máy dệt Huế (người ta gọi là bánh canh cá lóc Thủy Dương). Cả chục quán san sát bên nhau nằm kề lộ mà quán nào cũng đông. Trên đường Mai Thúc Loan có tới ba quán bánh canh cá lóc bán vào buổi chiều. Dân ghiền bánh canh cá lóc không chỉ là bình dân, mà phần nhiều là dân đi xe con, khách du lịch... Có người cứ đúng giờ quán mở buổi sáng hoặc buổi chiều là có mặt, dù có phải đi xa dăm ba cây số.
 

Bánh canh cá lóc
 
Bánh canh cá lóc hấp dẫn người ăn vì hương vị đặc biệt của nó. Các mệ nói nguyên liệu chính để làm món bánh canh phải là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay, sau đó sú bột và cho vào cối giã như giã giò. Người ta giã bột tới hai, ba giờ sáng, cho tới lúc bột "chín". Lúc đó bột chặt, dai mà không dính tay. Giờ đây cũng có người xay bột máy nhưng theo kinh nghiệm của các bà, các mẹ thì giã bằng tay bánh canh sẽ ngon hơn. Khi bột đạt yêu cầu, lăn mỏng cắt rời từng "con", nấu chín bột vẫn không bị nhão.
 
Cá lóc hấp chín tới, thịt săn chắc, tách riêng thịt cá, lòng cá. Xương và đầu cá đem giã nhỏ lọc lấy nước đun lên làm nước dùng. Lòng cá lóc là món "đặc sản" quý để dành bán cho khách quen đặt trước. Thịt cá ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt, hành... um lên thật thơm. Thưởng thức bánh canh phải nóng mới ngon vì con bánh giòn, bùi, thịt cá lóc thơm ngon... vừa ăn vừa xuýt xoa toát mồ hôi vì nóng, và vị cay của ớt mới thấy hết cái ngon, cái thú vị của bánh canh cá lóc.
Lê Thục Đan (gt)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Thanh tao mứt vỏ thanh trà
Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Lan tỏa ẩm thực Huế

Hình ảnh, hương vị đặc sắc của những món ngon đặc trưng của từng địa phương do các hội viên phụ nữ (HVPN) mang đến những hội thi, hay những cửa hàng bán đồ ăn do hội viên làm chủ được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và các cơ sở hội tích cực giới thiệu, quảng bá, góp phần giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế đi muôn nơi.

Lan tỏa ẩm thực Huế
Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top