ClockThứ Năm, 22/07/2010 05:26

Nguyên sơ A Nôr

TTH - Người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nôr như chưa đến A Lưới”. Cách trung tâm huyện A Lưới 3km, A Nôr thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng Kim.

 Thời kháng chiến chống Mỹ, đây là điểm ra mắt đội du kích xã Hồng Kim. Dừng chân ở cổng làng Việt Tiến, ta có thể nghe thấy âm thanh nước đổ đồng vọng với tiếng chim rừng ríu rít. Cách chân thác 1km, cảm giác mát lạnh, trong lành ập đến khiến du khách như quên cái mỏi mệt sau chuyến hành trình dài. Nước A Nôr đổ ra thành suối rộng, người dân quanh vùng thường đến đây bắt ốc, cua, cá. Lội qua suối, bạn có thể thấy những chú cá leo búng mình lên các tảng đá rất điệu nghệ.

Người già kể, xưa, A Nôr là nơi trú ngụ nhiều con vật nhà trời. Ngày nọ, người đàn ông trong bản thấy con ếch to, anh ta giương nỏ bắn. Con ếch chết, người đàn ông về nhà đổ bệnh và chết theo. Dân làng thương nhớ và lấy tên ông đặt tên cho ngọn thác. A Nôr gồm ba ngọn thác liên hoàn cao 8m, 60m, 120m. “Đứng ở đỉnh A Nôr sẽ thấy được toàn cảnh A Lưới”, Quỳnh Liên, người già trong bản cho biết.


Vui chơi ngày hè ở A Nôr

Nước A Nôr đổ từ trên cao xuống trông như suối tóc của thiếu nữ. Hai bên thác là những vạt hoa rừng tím, đỏ điểm tô thêm cảnh sắc. Mùa hè, dân bản và du khách tìm đến đây mỗi ngày hàng trăm lượt. A Nô được ví như như chiếc máy điều hòa giúp bà con chống lại cái nắng gay gắt trên dãy Trường Sơn. Trên đường ra, bạn có thể ghé bản làng Việt Tiến mua một số hàng lưu niệm truyền thống và nghe những bài dân ca trữ tình của người Pa kô.

Tuệ Ninh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh
Return to top