ClockThứ Bảy, 03/06/2023 13:00

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế

TTH - Ngay sau khi tiếp nhận Chỉ dụ số 78, ngày 24/5/1945 của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lân, tức nhà văn Từ Ngọc, tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm, hiện Giáo sư Trường Trung học Khải Định, lãnh chức Đốc lý thành phố Thuận Hóa và ông Bửu Điệp, Y khoa Bác sĩ, sung chức Phó Đốc lý (Theo Việt Nam Tân Báo, số 54, ra ngày 29/5/1945). Chức Đốc lý tương tự như chức Chủ tịch UBND thành phố ngày nay.

Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước: Gắn với đời sống của người dânHương ước, quy ước gắn với xây dựng đời sống văn hóa

leftcenterrightdel
Lời tuyên bố về bản Quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế trên Việt Nam Tân Báo 

Ông Nguyễn Lân, người Việt đầu tiên được cử làm Đốc lý của thành phố Thuận Hóa (trước đó, ngồi ghế này toàn người Pháp), đã có chương trình hành động công khai với nhân dân thành phố. Để bạn đọc rộng đường tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn Lời Tuyên bố được xem như bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của Huế do Đốc lý Nguyễn Lân đề xuất:

“Bản chức mới mông ơn Thánh thượng giáng chỉ cho làm Đốc lý thành phố Thuận Hóa.

Khi bắt đầu nhận việc bản chức muốn tuyên bố bản chương trình tối thiểu sau này, mong bà con trong thành phố sẽ giúp bản chức làm tròn phận sự, để khỏi phụ lòng tín nhiệm của đức Kim thượng, lòng ủy thác của Nội các và lòng mong mỏi của nhân dân:

1. Tẩy trừ các dấu vết của người Pháp: Đổi tên các đường phố; sửa lại đài trận vong tướng sĩ thành một đài kỷ niệm ngày tuyên bố độc lập;

2. Bài trừ nạn cờ bạc: Trong lúc này, dù là đàn ông hay đàn bà dù ở bất cứ địa vị nào mà tụm năm tụm ba say mê với con bài lá bạc thì sẽ bị bắt giải tòa, và sẽ bị nghiêm trị;

3. Bài trừ nạn chợ đen;

4. Bài trừ nạn ăn mày: Sẽ cộng tác với hội đồng cứu tế trung ương làm những nhà dục anh và tế bần, để bắt kẻ nghèo (khó) học nghề và làm việc;

5. Bài trừ nạn hối lộ: Người nào định đút lót kẻ thừa hành chức vụ cũng như những kẻ ăn tiền hối lộ đều bị giải tòa, kết án rất nặng;

6. Tổ chức lại ngạch cảnh sát để giữ gìn trận tự;

7. Chăm lo việc vệ sinh chung: Đặt chỗ để rác; sửa các cầu cống, rãnh; cấm phóng uế ở vệ đường, ở bờ sông và các hầm trú ấn (những kẻ tầm bậy sẽ bị phạt tiền, và nếu tái phạm, sẽ bị đeo biển dẫn đi qua các phố);

8. Sơn lại các đường, tùy theo ngân sách;

9. Lập một hội đồng, gồm có những người nhiệt tâm ở các giới;

10. Phân phát các thực phẩm cho công bằng: Người nào khai gian thẻ hạn chế phần lương sẽ bị giải tòa kết án thực nặng;

11. Kiểm soát việc đánh thuế chợ cho công bằng;

12. Tổ chức lại các phạm điếm bình dân;

13. Nhờ các bạn thanh niên dùng thì giờ rảnh làm các công việc công ích: Đào lỗ trú ẩn từng người; trồng khoai sắn ở hai bờ sông và ở các đất hoang để nuôi kẻ nghèo đi khất thực giúp Ban Cứu tế; làm đồ thủ công bán lấy tiền giúp kẻ nghèo;

14. Kiểm soát việc đo lường trong thành phố cho được công bằng và khuyên nhân dân nên theo mét hệ;

15. Tổ chức lại việc phòng thủ thụ động.

Những công việc ấy, bản chức sẽ tùy theo quyền hạn mà cố gắng làm cho đầy đủ. Có kết quả hay không cũng nhờ ở tấm lòng thành thực và sốt sắng của dân thành phố đối với việc công.

Không lúc nào bằng lúc này, nhà cầm quyền và nhân dân phải đồng lao cùng lúc; không lúc nào bằng lúc này, ta phải khuyên nhau: Hăng hái làm việc và tuân theo kỷ luật!

Riêng phần bản chức, bản chức sẽ lấy câu sau đây của đức Trần Hưng Đạo làm câu châm ngôn cho việc cai trị: “Phép nước không nể tình thân”.

Thuận Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 1945.

Đốc lý: Nguyễn Lân

Ngày nay, đọc lại và suy ngẫm về 15 điều quy định trong việc quản lý, xây dựng lối sống có văn hóa, văn minh của người dân Huế do vị Đốc lý thành phố Thuận Hóa đề xuất cách đây 78 năm, có những điều vẫn còn nguyên giá trị.

Bài, ảnh: DƯƠNG PHƯỚC THU
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian
Mỗi người dân là một đại sứ du lịch

Huế luôn nỗ lực xây dựng và khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Thế nhưng, thi thoảng vẫn còn những "con sâu" làm rầu "nồi canh", đặc biệt khi vụ việc được đẩy đi xa trên môi trường mạng.

Mỗi người dân là một đại sứ du lịch

TIN MỚI

Return to top