ClockThứ Năm, 25/08/2022 13:45

Hương ước, quy ước gắn với xây dựng đời sống văn hóa

TTH - Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh trong những năm qua từng bước hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những truyền thống, những nét đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam gắn với thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhiều mô hình hay từ một phong tràoThay đổi diện mạo các khu dân cư“Tuyên truyền an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”

Lãnh đạo thành phố, địa phương cùng người dân khánh thành “Điểm xanh văn hóa Văn thánh Triều Sơn”

Hợp lòng dân

Từng là khu đất cỏ mọc um tùm, vắng người qua lại, Văn Thánh Triều Sơn tại tổ dân phố 1, phường An Hòa (TP. Huế) nay được thay áo mới khang trang hơn với sự chung tay vào cuộc của chính quyền và người dân địa phương. Giờ đây, khu di tích có tuổi đời hơn 300 năm đã trở thành “Điểm xanh văn hóa” thu hút bà con đến sinh hoạt và thực hiện nghi thức truyền thống.

Để thực hiện mô hình trên, bên cạnh nguồn hỗ trợ từ Mặt trận TP. Huế, hơn 400 triệu đồng gồm tiền mặt và hiện vật đã được người dân làng Triều Sơn Tây đồng lòng đóng góp.

Theo ông Lê Duy Mỹ, Tổ trưởng TDP 1 - Trưởng làng Triều Sơn Tây chia sẻ, chung sức xây dựng văn minh đô thị, tu bổ các di tích lịch sử trên địa bàn là một trong những nội dung được quy định trong Quy ước văn hóa của tổ dân phố. Trên cơ sở đó, các hộ dân đều đồng lòng chung tay thực hiện khi có sự phát động mà “Điểm xanh văn hóa Văn Thánh Triều Sơn” là minh chứng rõ nét nhất.

Phát huy các nội dung được quy định trong quy ước, thời gian qua, người dân TDP 1 luôn động viên nhau đoàn kết và chung sức thực hiện, góp phần xây dựng tổ dân phố văn hóa.

Theo thông tin từ UBND phường An Hòa, trên địa bàn có 9/9 tổ dân phố đã xây dựng được hương ước, quy ước. Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, các bản hương ước, quy ước cơ bản đã thể hiện được đầy đủ các nội dung và đạt được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Trong đó, một trong những nội dung nổi bật là xây dựng đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa lành mạnh; chấp hành chủ trưởng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xây dựng đời sống văn hóa và môi trường xanh, sạch, đẹp…

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường An Hòa cho biết, muốn phát huy hiệu quả của các bản hương ước, quy ước cần đề cao vai trò của đội ngũ ban công tác Mặt trận tại cơ sở. Đồng thời, kêu gọi sự chung tay vào cuộc tuyên truyền, vận động của những người có uy tín, trưởng họ tộc để người dân đồng thuận.

Gắn với xây dựng đời sống văn hóa

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQVN tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 1.906 bản hương ước, quy ước được phê duyệt trên tổng số 1.104 khu dân cư. Các hương ước, quy ước được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, từ việc soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân; hướng dẫn cơ sở sửa đổi, bổ sung hương ước, bãi bỏ những bản hương ước không còn phù hợp với địa phương và bổ sung nội dung thay thế; các địa phương đã triển khai đến Nhân dân thông qua các hình thức như thông báo các cuộc họp thôn, niêm yết tại nhà văn hóa thôn, phô tô, in sao tới từng hộ gia đình để dễ nhớ, dễ thực hiện.

Nhìn chung, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đều được các địa phương thực hiện có hiệu quả như: Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền… Đây là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở.

Quán triệt sâu sắc các văn bản quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Để việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đạt hiệu quả, Ủy ban MTTQVN các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư pháp, cơ quan văn hóa trong quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; lồng ghép việc thực hiện hương ước, quy ước với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa...

Hàng năm, MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng hương ước, quy ước cho cán bộ tư pháp, cán bộ văn hóa và các trưởng thôn, bản, cụm dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Hầu hết các hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh đã xây dựng đúng quy trình, đưa vào các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, chống các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

Đại diện Mặt trận tỉnh cho biết, thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của hương ước, quy ước cần tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò của Mặt trận trong công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện hương ước và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng soạn thảo, thẩm định, tuyên truyền, vận động, đồng thời trang bị tài liệu cho đội ngũ có trách nhiệm trong xây dựng và triển khai thực hiện hương ước, quy ước.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top