ClockThứ Năm, 06/07/2023 17:05

Đề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 6/7, Đoàn khảo sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (BTDTCĐH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hoá.
leftcenterrightdel
 Đoàn khảo sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khảo sát khu vực thượng thành sau buổi làm việc

Theo lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐ, trong nhiều năm qua, việc triển khai các văn bản của Trung ương và địa phương về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể được Trung tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế đã được thực hiện đồng bộ theo đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tuy vậy, hiện có những quy định không thống nhất với các quy định pháp luật khác, những quy định không phù hợp thực tiễn, như Điều 32 của Luật di sản văn hóa chưa có quy định rõ ràng về khoanh vùng bảo vệ khu vực II của di tích là khoanh vùng phạm vi bao nhiêu; chưa có nghị định, thông tư hoặc văn bản có đề cập đến chính sách và khung luật pháp quy định cho cư dân sống trong khu vực 2 di tích; cần quy định bản vẽ kỹ thuật di tích phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo quy định. Đồng thời kiên nghị bổ sung Luật: Các di tích sau khi được công nhận là di tích các cấp, phải được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thuận lợi cho việc quản lý và phát huy giá trị di tích cho các đơn vị quản lý; Quy định về hoạt động xã hội hoá, hợp tác công tư trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản; quy định về bảo tàng tư nhân; về văn vật, cổ vật. Chính sách khuyến khích đóng góp bảo tồn, phát huy giá trị di sản; quy định về đấu giá cổ vật...

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐH bày tỏ kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội về việc xem xét để sửa đổi Luật di sản văn hóa và các điều liên quan đến di sản, văn hoá ở các luật liên quan như: Đất đai, quy hoạch, xây dựng, Quản lý sử dụng tài sản công, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư..nhằm khắc phục những bất cập như đã nêu ở trên, đảm bảo việc áp dụng thống nhất, đồng bộ, khơi thông các nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất giá trị di sản, văn hoá của dân tộc. Đối với các bộ, ban ngành Trung ương nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan di sản văn hóa đồng thời ban hành các Nghị định, Thông tư liên quan đảm bảo đồng bộ, dễ áp dụng, phù hợp thực tiễn.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top