ClockThứ Bảy, 06/02/2016 17:28

Không phải là giấc mơ

TTH - Một giấc mơ ám ảnh những người làm công tác bảo tồn như chúng tôi: Một ngày nào đó Huế thực sự trở thành một thành phố của bảo tàng, thành phố của di sản, thành phố của lễ hội, là điểm đến được khát khao nhất của mọi du khách trong và ngoài nước.

Phục sinh

Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất với nhiều đổi thay, và một trong những sự đổi thay kỳ diệu nhất là sự phục sinh của di sản văn hóa Huế. Từ trong đổ nát hoang tàn và sự lãng quên, di sản ấy đã hồi sinh mạnh mẽ và ngày càng chứng tỏ được những giá trị vô song; Quần thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn lần lượt được thế giới công nhận và tôn vinh. Di sản của quá khứ đã làm thay đổi nhận thức của các thế hệ đương đại và đang dẫn dắt họ bước vào tương lai một cách vững vàng, tự tin hơn.

Vàng Son. Ảnh: Đ. Trà

Nhưng vẫn còn quá nhiều thứ Huế đang cần làm và phải làm để bảo tồn các di sản quý giá ấy một cách bền vững, không chỉ cho các thế hệ mai sau mà cho chính sự phát triển của hiện tại. Để bảo tồn, phục hồi cả một hệ thống di sản vật chất đồ sộ của kinh đô Huế xưa gồm cung điện, thành quách, đàn miếu, chùa quán, lăng tẩm, phủ đệ, nhà vườn, cầu cống, thủy hệ… và các di sản văn hóa phi vật thể liên quan, đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư lớn. Thế nhưng trong suốt mấy chục năm qua, nguồn vốn đầu tư cho công việc ấy chỉ tương đương với số tiền làm một cây cầu cỡ vừa! Chính vì vậy, vẫn còn hàng chục công trình kiến trúc cổ đang bị xuống cấp nặng nề hay bị hủy hoại do chiến tranh, thiên tai cần được trùng tu, nghiên cứu phục hồi; hàng ngàn hộ dân đang sinh sống trong vùng lõi di tích; vô số các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu vẫn đang trong tình trạng thất tán hay có nguy cơ biến mất hoàn toàn. Hệ thống di tích, di sản trên phạm vi toàn tỉnh chưa được quy hoạch và kiểm kê đầy đủ. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa vẫn còn quá thiếu và yếu. Cố đô Huế chưa có hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày, thư viện, nhà hát, trung tâm hội nghị hội thảo đúng tiêu chuẩn và tương xứng với tầm vóc. Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch cũng đang còn thiếu, nhất là các nhà hàng cao cấp, điểm tiếp đón và bán hàng lưu niệm cho du khách… Ngành văn hóa-du lịch của vùng đất Cố đô vẫn loay hoay trong vòng luẩn quẩn bởi khó khăn và phát triển chưa xứng với tiềm năng!

Cần sự đổi thay mạnh mẽ

Làm thế nào để khắc phục được các khó khăn, vượt qua trở ngại để phát triển nhanh và bền vững? Đó là bài toán rất khó nhưng không phải không có lời giải! Đã đến lúc cần có một sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy và cách tiếp cận các vấn đề; cần phải quyết tâm và quyết liệt để biến giấc mơ thành hiện thực. Và có làm được điều đó hay không, cũng là do người Huế quyết định!

Sự hồi sinh mạnh mẽ của di sản văn hóa Huế những năm qua góp phần quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế du lịch dịch vụ; là nền tảng để xây dựng nên thương hiệu Huế- thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa Đông Á. Công tác bảo tồn các di sản văn hóa của Cố đô được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UNESCO đánh giá rất cao; tuy nhiên, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa thế mạnh của di sản cho sự phát triển thì cần có một định hướng đúng đắn, những giải pháp phù hợp và sự đầu tư tương xứng.

Việc Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đưa Di sản và Văn hóa lên làm mục tiêu hàng đầu rõ ràng là sự định hướng phù hợp và xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn. Ngay trong thời điểm then chốt này, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các chương trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, có chương trình phát triển du lịch, dịch vụ. Ở lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản, song song với việc xây dựng kế hoạch trung hạn (2016-2020) với hàng chục dự án trùng tu quan trọng, một đề án quy mô lớn với mục tiêu giải tỏa, ổn định cuộc sống cho hơn ngàn hộ dân cư trong vùng lõi di tích Kinh thành, chỉnh trang đô thị, tạo thêm sức hút cho du lịch và các hoạt động dịch vụ đã được khẩn trương xây dựng với vai trò chủ chốt của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Nếu thành công, đây sẽ là đề án trùng tu di sản gắn liền với chỉnh trang đô thị lớn nhất từ trước đến nay, là bước đột phá mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực bảo tồn di sản mà còn cả trong việc phát triển kinh tế du lịch dịch vụ của tỉnh.

Tương lai không xa, du khách có thể dạo quanh bốn mặt Thượng thành với chu vi gần 10km, cũng có thể bơi thuyền quanh hệ thống sông Hộ thành, vào Ngự hà với nhiều trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, với việc phục hồi những công trình di sản nổi tiếng, như điện Cần Chánh, lầu Kiến Trung, các khu vườn thượng uyển Thiệu Phương, Cơ Hạ… khu vực Hoàng cung Huế sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn. Việc xây dựng một Bảo tàng cổ vật cung đình đúng nghĩa để đưa hàng ngàn cổ vật quý hiếm ra trưng bày cũng sẽ tạo nên một điểm nhấn đặc biệt bên trong khu vực Kinh thành…

Không phải là giấc mơ cổ tích, mà hoàn toàn có thể trở thành hiện thực trong vài năm đến...

Phan Thanh Hải

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top