ClockThứ Bảy, 29/07/2023 10:36

Du lịch âm nhạc ở Huế - một tiềm năng cần thúc đẩy

TTH - Những năm gần đây, du lịch Huế khá thành công với loại hình du lịch mới - du lịch thể thao, đặc biệt là các giải chạy. Tuy nhiên, Huế là một vùng đất có thể phát triển các loại hình du lịch khác và du lịch âm nhạc là một tiềm năng lớn cần được đánh thức.

Ca Huế - một nét giao duyênKhai mạc trại sáng tác âm nhạc “Non thiêng Bạch Mã”Thổi lửa vào… Hip-hopÂm nhạc đường phố

leftcenterrightdel
 Các nghệ sĩ trẻ trong Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân mùa 2 khuấy động đời sống âm nhạc ở Huế

Ở Việt Nam, du lịch và thưởng thức âm nhạc đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Từ sau đại dịch COVID-19, các xu hướng du lịch dần thay đổi, nhu cầu xem biểu diễn âm nhạc cũng vậy. Các đơn vị tổ chức biểu diễn thường chọn địa điểm tổ chức âm nhạc là những nơi có phong cảnh đẹp với những bài hát, tiết mục nghệ thuật mang tính chất chữa lành. Với loại hình tổ chức này, khán giả không những thỏa mãn được tai nghe mà còn mãn nhãn với cảnh đẹp. Ngoài ra, việc kết hợp du lịch khi xem biểu diễn giúp du khách vừa có cơ hội nghỉ dưỡng, khám phá văn hóa và đặc biệt là ẩm thực của nhiều vùng đất mới. Ở nước ta, gần đây nhiều live show ca nhạc của các ca sĩ nổi tiếng với một lực lượng người hâm mộ hùng hậu đã được tổ chức ở nhiều thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội An, Ninh Bình… Những từ khóa như “lên Đà Lạt nghe nhạc” hay “đi Ninh Bình xem Hà Anh Tuấn…” đã trở nên phổ biến…

Với Huế, thời gian gần đây nhiều ca sĩ, nhóm nhạc, công ty tổ chức sự kiện đã tổ chức nhiều chương trình ca nhạc để lại nhiều ấn tượng cho giới mộ điệu như các chương trình tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Xuân hạ thu đông rồi lại xuân, Mây lang thang… Tuy nhiên, các chương trình biểu diễn âm nhạc ở Huế chưa đem lại doanh thu lớn về vé và đặc biệt chưa mang lại nhiều nguồn thu cho du lịch địa phương… Bởi các chương trình phần lớn do các tổ chức, cá nhân, công ty, nhãn hàng tổ chức với mục đích tài trợ, quảng bá nên không đặt nặng vào doanh số bán vé. Các chương trình chủ yếu dừng ở việc thu hút và mang lại tính giải trí người dân địa phương… Huế thật sự cần các chương trình lễ hội âm nhạc lớn hoặc các chương trình biểu diễn của các ca sĩ/ nhạc sĩ/ nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu trong và ngoài nước với lượng fan lớn ở để thu hút khán giả đến Huế xem biểu diễn kết hợp với du lịch. Các chương trình festival nên chú trọng hơn nữa vào các lễ hội âm nhạc và công tác truyền thông để thu hút khán giả trong nước và quốc tế đến với âm nhạc và đến với festival văn hóa/ nghề truyền thống.

leftcenterrightdel
Các nghệ sĩ trẻ trong Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân mùa 2 khuấy động đời sống âm nhạc ở Huế 

Huế sở hữu một vùng cảnh quan tự nhiên đa dạng, phong phú từ núi đồi, sông nước, biển cả; Huế cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc với 5 di sản được công nhận là di sản của nhân loại; Huế cũng là cái nôi của âm nhạc Việt Nam với Học viện Âm nhạc thành lập năm 2017, một trong ba cơ sở trên cả nước đào tạo bậc đại học ngành âm nhạc. Đây là nơi đào tạo nhiều ca sĩ/ nghệ sĩ/ nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng hiện nay đang hoạt động ở các thành phố lớn. Nhiều ca sĩ/ nhạc sĩ là người Huế với tình yêu quê hương có thể rất sẵn lòng về với quê hương để tổ chức các chương trình âm nhạc lớn thu hút người hâm mộ từ các tỉnh, thành khác về Huế kết hợp du lịch.

Để tăng cường lượng khách quốc tế, cần phải khuyến khích, vận động, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, ban nhạc mang tầm quốc tế hoặc khu vực đến biểu diễn nếu điều kiện cho phép. Các chương trình này thu hút lượng người hâm mộ lớn đến xem các thần tượng biểu diễn. Bên cạnh việc xem biểu diễn, người hâm mộ sẽ đồng thời lên kế hoạch du lịch, nghỉ dưỡng… Nhờ đó các dịch vụ khác như khách sạn, cà phê shop, khu vui chơi giải trí, nhà hàng và cả các điểm tham quan, ngắm cảnh, trải nghiệm cũng được hưởng lợi. Đặc biệt hơn cả, các buổi biểu diễn và hành trình khám phá của nghệ sĩ/ ban nhạc và người xem biểu diễn là cơ hội rất tốt và hiệu quả để quảng bá văn hóa, du lịch, tiềm năng của địa phương. Thông qua các chương trình biểu diễn các ca sĩ, nghệ sĩ góp phần giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường.

Có thể nói, ở khắp nơi trên đất Huế đều có thể xây dựng các sân khấu biểu diễn âm nhạc hoành tráng và rất đỗi thơ mộng. Từ khu vực Hoàng thành - Quảng trường Ngọ Môn, các điểm ven sông Hương; các khu phố đi bộ; khu vực đồi núi phía tây với các không gian nghệ thuật mới như Lê Bá Đảng, Rù rì Hill; vùng nông thôn bình yên ở Phong Điền, Quảng Điền; khu vực Bạch Mã, đầm Lập An, Lăng Cô, Cảnh Dương... cũng là môt địa điểm tổ chức biểu diễn âm nhạc thú vị. Đặc biệt, ngay tại Trung tâm thành phố Huế là Nhà hát Sông Hương vừa được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2020 với sức chứa 1.000 chỗ ngồi, hệ thống âm thanh ánh sáng đạt chuẩn quốc tế, là một địa điểm lý tưởng để tổ chức các show âm nhạc với quy mô lớn và đẳng cấp.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, Huế gặp một số vấn đề bất lợi, ví dụ như thời tiết mưa nhiều, quá nóng và thất thường. Nhưng những vấn đề này đều có thể khắc phục được. Ngoài ra với kinh nghiệm tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn trong khuôn khổ Festival, Huế hoàn toàn có khả năng tổ chức các chương trình biểu diễn âm nhạc lớn thu hút du khách trong và ngoài nước đến xem, kết hợp với du lịch. Huế được biết đến là vùng đất của thi ca, nhạc họa, đây chính là một trong những thế mạnh để thành phố có thể tiếp thu truyền thống, không ngừng đổi mới để trở thành không chỉ là một thành phố Festival mà còn là thành phố với nhiều thế mạnh cho nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Bài: Song Nguyên - Ảnh: BTC cung cấp
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch đường sông ở Huế phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Thiếu dịch vụ, hạ tầng giao thông, thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông là những trở lực khiến du lịch đường sông chưa thể bứt phá.

Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top