ClockThứ Bảy, 08/04/2023 14:19

Festival Nghề truyền thống Huế 2023: Thời điểm “vàng” để kích cầu du lịch

TTH - Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra đúng với kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Đây là thời điểm để Huế kích cầu, thu hút du khách đến tham gia, trải nghiệm lễ hội.

Tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa của sông HươngĐảm bảo trật tự trước Festival Nghề truyền thống 2023Chỉnh trang hạ tầng đón khách du lịch biểnĐiểm nhấn của Festival Huế 2023

leftcenterrightdel
 Festival Nghề truyền thống Huế là nơi để các làng nghề trong cả nước giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Thời điểm kích cầu du lịch

Do ảnh hưởng dịch bệnh, nên sau bốn năm chờ đợi Festival Nghề truyền thống Huế mới được tổ chức kỳ tiếp theo, thay vì định kỳ hai năm như thường lệ. Một cuộc hội ngộ dài bốn năm của những làng nghề nổi tiếng trong cả nước vì thế cũng được chờ đợi hơn. Cùng với đó là kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 diễn ra cùng thời điểm, nên tạo ra một đợt nghỉ lễ kéo dài lên đến 5 ngày. Tất cả đều hứa hẹn một kỳ lễ hội hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài nên qua khảo sát nhu cầu đi du lịch của khách nội địa cho thấy sẽ tăng cao. Đây cũng là thời điểm khởi đầu mùa du lịch hè năm nay. Riêng với Thừa Thiên Huế, Festival Nghề truyền thống Huế là sự kiện lễ hội lớn nhất của lễ hội bốn mùa 2023. Vì vậy, tuần lễ diễn ra lễ hội là sự kiện để ngành du lịch tập trung các giải pháp để khai thác tối đa sự hấp dẫn, tính độc đáo, kích cầu khách du lịch đến Huế để cùng có một cuộc hẹn quan trọng tại TP. Huế vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 sắp đến.

Theo đánh giá của những người làm du lịch, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đang là cơ hội “vàng” để du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương lên kế hoạch khai thác những kỳ nghỉ đặc biệt của du khách nội địa. Dựa trên sự quan tâm của du khách thể hiện qua xu hướng đặt phòng, trang Booking.com đã thống kê danh sách 10 điểm đến của Việt Nam được du khách tìm kiếm nhiều trong kỳ nghỉ lễ tháng 4 và tháng 5; trong đó, Thừa Thiên Huế xếp thứ 6 điểm đến trong cả nước được lựa chọn nhiều nhất.

Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023 cho biết, mục tiêu của Ban tổ chức là tiếp tục tổ chức một lễ hội có chất lượng, hiệu quả, là thương hiệu lễ hội riêng của TP. Huế độc đáo và hấp dẫn; góp phần thực hiện thành công đề án Festival bốn mùa của tỉnh. Quảng bá hình ảnh du lịch Huế, thương hiệu Festival Nghề truyền thống Huế gắn với loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng trải nghiệm về các làng nghề truyền thống, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch Huế, miền Trung nói riêng và cả nước nói chung…

Với mục tiêu doanh thu du lịch trong năm 2023 sẽ tăng 13% so với năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15% so với năm 2022, TP. Huế khẳng định, Festival Nghề truyền thống Huế diễn ra từ ngày 28/4 đến hết ngày 5/5 sẽ là tuần cao điểm để thành phố thúc đẩy các giải pháp, tiến đến cụ thể hóa các mục tiêu trên.

Đáp ứng nhu cầu của khách

UBND TP. Huế đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023, với nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Cố đô Huế xưa và nay. Ngoài các chương trình chính thường có trong các kỳ tổ chức trước đây, Festival Nghề truyền thống Huế năm nay còn có các chương trình, sự kiện chính lần đầu tiên được tổ chức. Đặc biệt, kỳ festival này nhấn mạnh đến tính quốc tế với chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa các thành phố trên thế giới, trong nước kết nghĩa, hợp tác với Huế...

“Không gian tổ chức lễ hội được phân bố ở nhiều khu vực khác trên địa bàn TP. Huế. Đặc biệt, không gian quan trọng nhất trải dài xuyên suốt dọc hai bên bờ sông Hương. Tạo ra những không gian mở, gắn kết giữa cộng đồng, du khách và các nghệ sĩ và các làng nghề… giúp du khách cảm nhận về một lễ hội được tổ chức phục vụ cho du khách đã chọn Huế làm điểm vui chơi”, ông Võ Lê Nhật thông tin.

Chủ tịch UBND TP. Huế cũng nhấn mạnh thêm, Festival Nghề truyền thống Huế 2023 dù cách biểu diễn, trình diễn có khác so với các kỳ trước. Song tinh thần chung là thể hiện được “chất liệu Huế”, nghề truyền thống Huế, con người Huế; quảng bá mảnh đất và hình ảnh Huế đến bạn bè, du khách gần xa. Đó là yếu tố quan trọng để góp phần kích cầu du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự góp mặt của khoảng 70 làng nghề, cơ sở nghề truyền thống tiêu biểu, nổi tiếng trong nước và trong tỉnh, việc tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023 còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là kinh tế. Kích cầu sử dụng, mua sắm của cộng đồng về các sản phẩm truyền thống này, kích cầu du lịch để festival mang giá trị kinh tế cao hơn, phát triển nghề truyền thống, quảng bá văn hóa, tạo điều kiện để người dân Huế kinh doanh và có thu nhập tốt hơn.

Năm 2023 là năm kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Vì vậy, Festival Nghề truyền thống Huế 2023 còn là điểm nhấn quan trọng để tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa, di sản. Tiếp tục khai thác thế mạnh để thu hút khách du lịch.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, ngành du lịch đã định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành chủ động xây dựng các tour tuyến mới gắn với các hoạt động của tuần lễ diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế. Chủ động hình thành, xây dựng thêm các dịch vụ mới để bổ sung, tạo thêm tính đa dạng đối với khách khi đến với lễ hội. Đồng thời yêu cầu các khách sạn, điểm du lịch chuẩn bị nhân lực, vật lực đầy đủ, sẵn sàng phục vụ tuần cao điểm đón khách đến Huế.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top