ClockThứ Sáu, 02/06/2023 16:22

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Cần sự đồng hành của doanh nghiệp và du khách

TTH - TP. Huế phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ giảm 30% lượng rác thải nhựa ra môi trường. Để làm được điều này cần có sự chung tay của người dân, đặc biệt là sự tham gia của ngành du lịch, doanh nghiệp và chính mỗi du khách.

Lượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đạt mức tăng gần 7 lầnHàn Quốc thúc đẩy du lịch y tế như động lực tăng trưởng trong tương laiGỡ khó cho du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh

leftcenterrightdel
Sử dụng chai nhựa khi đi du lịch hiện chưa có vật dụng khác để thay thế một cách tối ưu 

Còn thách thức, dù hiệu quả

Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch, sự tăng trưởng lượng khách du lịch và xu hướng du lịch nhiều hơn trong giai đoạn vừa qua đã xả lượng lớn chất thải ra môi trường, trong đó có rác thải nhựa. Ước tính, trong du lịch, trung bình mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5 - 10 túi ni lông/ngày; 2 - 4 vỏ chai nhựa, hộp sữa/ngày. Đó là chưa kể đến các sản phẩm, vật dụng cá nhân làm bằng nhựa dùng 1 lần khác.

Đối với các nhà hàng, quán ăn, kể cả nhiều khách sạn, thói quen sử dụng nhựa, túi ni lông vẫn chưa thực sự cải thiện. Cùng với đó là nguồn rác thải từ khâu chế biến, từ phế phẩm sau khi dùng bữa… khiến cho “bài toán” môi trường vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể. Đó là áp lực rất lớn đến môi trường, nhất là tại các khu du lịch, gây phản cảm cho khách du lịch, dễ dẫn tới suy giảm lượng khách, thiệt hại về kinh tế du lịch.

Tháng 5/2019, hơn 80 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã cùng ký cam kết nói không với các sản phẩm từ nhựa. Cụ thể, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch cam kết thực hiện không sử dụng sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; trong các hội nghị, hội thảo của đơn vị, không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần, có thể tích 330 - 500ml; các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo đúng quy định; định kỳ chủ nhật hàng tuần tổ chức vệ sinh môi trường, cảnh quan tại nơi ở, nơi làm việc…

Để thay đổi không dễ. Hiện, nhiều khách sạn khi tổ chức hội nghị vẫn sử dụng chai nhựa. Quá trình di chuyển, phục vụ nước uống cho du khách hay các hoạt động khác vẫn phải sử dụng chai nhựa. Vì sử dụng các vật dụng như thủy tinh là rất khó, thậm chí gây nguy hiểm. Trong khi, chưa có những vật dụng tối ưu để thay thế.

Ở một diễn biến liên quan, việc áp dụng hợp lý các vật dụng thân thiện với môi trường, có thể tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Khách sạn Villa Huế là một ví dụ. Bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo thực hành nghề du lịch, Khách sạn Villa Huế cho biết, thời gian qua, khách sạn đã sử dụng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa, như sử dụng chai thủy tinh đựng nước; cung cấp bình nước lớn để khách sử dụng; chai đựng sữa tắm, dầu gội sử dụng 1 lần được thay thế bằng các chai lớn sử dụng lâu dài; sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên từ vật liệu sinh học như tre, giấy, mía, dừa; ống hút giấy, inox thay thế cho ống hút nhựa...

“Bằng việc áp dụng đó mà hàng năm, khách sạn đã giảm 20.400 chai nhựa, tiết kiệm được 61 triệu đồng; 13.200 chai dầu gội cá nhân, 11.000 chai sữa tắm cá nhân, tiết kiệm được 72 triệu đồng; hạn chế sử dụng khoảng 21.000 ống hút nhựa. Tổng số kinh phí tiết kiệm được gần 150 triệu đồng/năm”, bà Hoa cho biết.

Từ cam kết đến hành động

Mục tiêu đến năm 2024, TP. Huế trở thành Đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đẩy mạnh thu hồi rác tái chế từ bãi chôn lấp. Đến năm 2030, hệ thống các dòng sông và hệ sinh thái khu vực đất ngập nước trên địa bàn TP. Huế sẽ được bảo vệ khỏi ô nhiễm rác thải nhựa. Nếu làm được điều này, không chỉ làm  cho bộ mặt đô thị thay đổi mà sẽ góp phần giúp du lịch phát triển bền vững.

Theo các doanh nghiệp du lịch, hiện các sản phẩm thay thế đồ nhựa chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vì vậy, cần sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan chức năng và các tổ chức trong việc triển khai các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa. Hỗ trợ các nguồn lực trong việc thực hiện các giải pháp giảm rác thải nhựa. Cần có một nghiên cứu cụ thể hơn về tổng lượng rác tại mỗi khách sạn, điểm đến. Từ đó mới đưa ra mục tiêu cần giảm cụ thể của chất thải nhựa.

Trong hoạt động du lịch, việc áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường đúng cách, phù hợp sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Như mô hình tại Khách sạn Villa Huế đang triển khai cần nhân rộng. Cùng với đó, mỗi một người phục vụ có ý thức trong việc sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, rồi truyền đi thông điệp đó đến với du khách. Về phía mỗi du khách cũng cần có những chia sẻ, hỗ trợ điểm đến trong giảm chất thải nhựa.

Một giải pháp cụ thể hơn đối với ngành du lịch vừa được triển khai là Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch và Dự án “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” phát động và ký cam kết triển khai các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động du lịch giữa các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong thời gian đến.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, doanh nghiệp du lịch sẽ cùng cam kết đào tạo nhân viên về phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa. Xây dựng nội quy về tiết kiệm tài nguyên điện, nước. Áp dụng nguyên tắc 6T, gồm: từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, thay thế, tái chế, thu gom. Triển khai phân loại rác tại nguồn. Kêu gọi sự tham gia và thuyết phục khách hàng giảm sử dụng đồ nhựa 1 lần… Ngay sau khi tiến hành cam kết, hiệp hội đã phổ biến đến tất cả các doanh nghiệp, điểm du lịch, để cùng đóng góp vào sứ mệnh đưa Huế trở thành “Đô thị giảm nhựa” (Plastic Smart City) vào năm 2024 với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường tự nhiên.

Bài, ảnh: QUANG SANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top