ClockThứ Tư, 05/06/2024 12:31

Giảm thiểu tác động của nhựa đối với môi trường ở các ngành nghề du lịch

TTH.VN - Sáng 5/6, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo với chủ đề “Phân tích, đánh giá và xác định việc sử dụng nhựa trong các ngành nghề tại Trường cao đẳng Du lịch Huế”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Dự Án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam và nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (5/6).

Tập huấn về giáo dục môi trường và giảm rác thải nhựaGiảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDFTập huấn tái chế rác thải nhựa

 Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo

Theo các chuyên gia, ngành du lịch (khách sạn, hãng lữ hành, nhà hàng, vận chuyển, homestay, ...) là nguồn phát sinh rác thải nhựa rất lớn (hơn 150 triệu tấn/năm, chiếm 37,5% tổng lượng rác thải nhựa trên toàn cầu). Rác thải nhựa trong ngành du lịch là một vấn đề lớn. Khách sạn 200 phòng có thể tạo ra khoảng 300.000 sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong một tháng với công suất tối đa (bao gồm chai nước, đồ dùng đặt phòng, màng bọc thực phẩm, túi đựng đồ, găng tay cao su và túi nhựa). Nhựa sử dụng một lần trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú tính theo trọng lượng có 32% liên quan đến chai nước, 31% đồ vệ sinh cá nhân, 15% túi nhựa và túi lót thùng rác, 9% bao bì thực phẩm…

Giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch là vấn đề cấp thiết. Điều này sẽ mang lại lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng và quốc gia; Sự phát triển bền vững của ngành du lịch; Xu hướng tiêu dùng của khách. Bên cạnh đó, sẽ đảm bảo các thoả thuận, quy định mang tính pháp lý về giảm nhựa cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.

Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch, trong đó có quy trình 7 bước, gồm: Vận động cam kết của quản lý cấp cao; Đánh giá cơ bản về việc sử dụng nhựa tại khách sạn; Thiết lập mục tiêu; Xây dựng kế hoạch hành động; Tổ chức thực hiện; Truyền thông, tiếp thị và nâng cao nhận thức và bước cuối cùng là theo dõi, đánh giá, đưa ra các báo cáo cụ thể.

Tin, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

TIN MỚI

Công ty pallet nhựa Hà NộiTop Công ty du lịch lữ hành TransViet Pavico Việt Nam
Return to top