ClockThứ Hai, 10/04/2023 14:45

Hiện thực hóa du lịch bằng xe đạp

TTH - Hướng đi mới để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiếng ồn thông qua loại hình du lịch bằng xe đạp công cộng (Public Bike - Sharing) đang là xu thế mới trong phát triển du lịch xanh ở Thừa Thiên Huế.

Du lịch tiết kiệm, rẻ mà vuiThông qua hồ sơ điều chỉnh 17 di tích trên địa bàn tỉnhHuế có cơ sở lưu trú thứ 8 đạt tiêu chuẩn 5 sao

leftcenterrightdel
Du lịch bằng xe đạp đang được khách nước ngoài ưa chuộng. Ảnh: MC 

Theo các chuyên gia du lịch ở Huế, việc phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự bền vững. Để xanh, các sản phẩm cần đạt các tiêu chí: thân thiện với môi trường; an toàn với môi trường và sức khỏe; giảm tác động đến môi trường... Mức độ “XANH” của một sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào mức độ thân thiện môi trường của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính chất tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm du lịch. Quan trọng vẫn là ý thức và nhận thức của những người tham gia vào các hoạt động du lịch.

Do đó, việc thiết kế một số tour bằng xe đạp hiện có trong khuôn khổ dự án thí điểm xe đạp công cộng ở Huế chỉ là một trong nhiều hoạt động để nhóm nghiên cứu về các loại hình du lịch xanh cho du lịch Thừa Thiên Huế. Loại hình này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường và luôn tuân thủ nguyên tắc "tôn trọng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường”, “phát triển du lịch thân thiện với môi trường”; “không đánh đổi tài nguyên, môi trường với tăng trưởng, phát triển du lịch bằng mọi giá” dưới hình thức này hay hình thức khác.

Chuyến đi “phượt” bằng xe đạp của tôi vừa qua tại Hà Giang là một minh chứng chứng minh rằng việc phát triển du lịch ở Hà Giang luôn tính đến việc bảo tồn về thiên nhiên và cảnh quan, môi trường và cách thức phát triển kinh tế… Du lịch Hà Giang đã và đang phát triển du lịch xanh dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích, danh lam, thắng cảnh; khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái. Mặc dù địa hình đèo núi, nhưng họ vẫn khuyến khích dân du lịch sử dụng xe đạp đến tham quan những nơi gần trung tâm thành phố.

Vậy du lịch Thừa Thiên Huế cũng cần phát triển loại hình du lịch bằng xe đạp công cộng, vì các điểm du lịch danh lam thắng cảnh ở Huế rất gần với trung tâm thành phố… Quang cảnh hai bên đường lại rất thơ mộng, môi trường trong lành, thoáng đãng và rất an toàn. Giải pháp cần làm ngay là kết nối các công ty lữ hành hay các khách sạn 3-5 sao ở Huế với công ty VietsoftPro - công ty cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng với giá ưu đãi nhất tại các trạm cố định, thiết kế một số điểm tham quan có trong chương trình đã và đang bán. Theo đó, thay vì tham quan Đại Nội, chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ… bằng ô tô hay bằng thuyền, thì khuyến khích khách đạp xe đến các điểm đến.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch, về hướng đi mới của du lịch Thừa Thiên Huế khi vận hành các chương trình du lịch sử dụng xe đạp công cộng đến các điểm tham quan, ông chia sẻ: “Rất ít có thành phố nào ở Việt Nam như Huế lại có mật độ di sản văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, chùa, làng nghề, các sản phẩm đặc sản, nhà hàng ẩm thực xen kẽ trong các khu dân cư, nên việc sử dụng xe đạp làm phương tiện để khám phá trải nghiệm là giải pháp lý tưởng cho du khách. Du lịch xe đạp phổ biến ở đây cũng sẽ góp phần để Huế trở thành  một thành phố du lịch xanh - sạch của Việt Nam và khu vực”.

Đồng hành với nhóm nghiên cứu chúng tôi, Giám đốc Công ty CP Vietsoftpro – chị Trần Thị Thanh Vân đã chia sẻ: "Là doanh nghiệp đi đầu trong xây dựng mô hình Huế - Thành phố xe đạp nói riêng và góp phần vào phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe người dân nói chung, Vietsoftpro không ngừng nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng vật chất để mang lại dịch vụ xe đạp thông minh, dễ dàng sử dụng và gần gũi với người dân cũng như các du khách. Chúng tôi sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nhằm tạo ra một sản phẩm "du lịch xanh", góp phần vào sự phát triển bền vững chung của địa phương”.

Về phía các công ty lữ hành Huế, khi nhóm chúng tôi trình bày dự án chung tay vận hành khai thác các tour xe đạp quanh Huế và kết nối để phát triển du lịch Huế theo hướng xanh – bền vững, chị Đặng Thạch Thảo, Trưởng phòng Sales – Công ty du lịch Hương Giang, phấn khởi: “Việc không ngừng đa dạng hóa và làm mới sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng nguồn doanh thu cho công ty. Sản phẩm dịch vụ hướng đến tiêu chí “Du lịch xanh” rất đáng để Huong Giang Travel đưa vào chương trình tour, quảng cáo hình ảnh của một “Huế xanh” rất hợp với xu hướng phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, rất phù hợp với thị trường khách Inbound Nhật Bản mà công ty chúng tôi đang khai thác và phát triển”.

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của cả thế giới chứ không riêng gì của Việt Nam. Bản thân tôi luôn kỳ vọng du lịch Huế phải phát triển theo hướng du lịch xanh, để rồi thương hiệu “Huế XANH” được duy trì một cách bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Huế không chỉ giàu về di sản văn hóa, bề dày lịch sử, môi trường thiên nhiên, cảnh vật và con người hiền hòa… Huế thật sự đang còn trong lành, “chưa thật sự bị ô nhiễm nặng” bởi khói bụi công nghiệp… Vì thế, Huế xứng đáng với tên gọi “HUẾ - thành phố xanh, sạch và đẹp” từ bao thế hệ xưa và nay!

NGUYỄN THỊ NGỌC CẨM
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top