ClockThứ Tư, 21/02/2024 07:14

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

TTH - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Di sản triều Nguyễn dưới những góc nhìnDu khách thích thú trải nghiệm tết cung đìnhLa Quốc Bảo - đam mê tái hiện lễ phục triều Nguyễn

 Bìa sách “Thái Y viện triều Nguyễn lịch sử và triển vọng phát triển”

Với 40 bài tham luận, cuốn sách được chia thành 2 phần: Giá trị lịch sử của Thái Y viện triều Nguyễn; Thái Y viện triều Nguyễn: Triển vọng phát triển.

Ở phần thứ nhất, với 20 tham luận của các tác giả đã tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của Thái Y viện triều Nguyễn thông qua các nguồn thư tịch cổ, tài liệu lịch sử, các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe theo phương pháp y học cổ truyền.

Theo các tài liệu lịch sử, Viện Thái y là cơ quan xuất hiện trong lịch sử nước ta từ rất sớm. Tiền thân của Viện Thái y là Ty Thái y, được thành lập dưới vương triều Lý. Sang triều Trần, Nhà nước đã nâng Ty Thái y lên thành Viện Thái y, có các Ngự y chuyên khám, chữa bệnh cho nhà vua, hoàng tộc, quan lại. Và các triều đại phong kiến tiếp sau đó đều tiếp tục duy trì, phát triển cơ quan y tế quan trọng này.

Đến triều Nguyễn, năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long liền hạ lệnh “sai mộ” những thầy thuốc ngoại khoa. Đây được xem là thời điểm mà vua Gia Long cố gắng kêu gọi, chiêu mộ, triệu tập các vị danh y trong dân gian về Kinh đô làm việc. Đến năm Gia Long thứ 3 (1804), Viện Thái y chính thức được thành lập tại Kinh đô Huế và nhanh chóng đi vào hoạt động, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử y học dân tộc.

Thái Y viện ngoài việc là cơ quan chuyên trách chăm sóc sức khỏe cho nhà vua, hoàng gia và nội cung, còn khám, chữa bệnh cho các đại quan tại Kinh thành, những người phụng trực tại các điện miếu, lăng tẩm, binh lính, dân phu ở các công trường của triều đình, tham gia chống dịch bệnh ở các địa phương, mở trường dạy thuốc.

Thái Y viện còn phối hợp với Ngự Thiện phòng để dâng lên cho nhà vua những thức ăn đảm bảo sức khỏe tốt nhất, đặc biệt các món ăn không được kỵ nhau, gây ảnh hưởng sức khỏe không tốt cho long thể.

Bên cạnh Thái Y viện chuyên trách khám, chữa bệnh cho nhà vua, hoàng tộc, nội cung, quan lại trong triều đình và quản lý ngành y tế của cả nước thì ngoài cộng đồng xã hội, công việc chăm sóc sức khỏe được gửi gắm tài năng, đức độ của các lương y, dòng họ có truyền thống hành nghề Đông y nổi tiếng. Tại Thừa Thiên Huế, một số dòng họ có truyền thống làm thầy thuốc như: họ Đặng làng Thanh Lương, họ Thân làng Thủy Biều, họ Hồ Đắc làng An Truyền, họ Lê Văn làng La Khê… Các làng có truyền thống Đông Y như: làng Thạch Bình, Khuông Phò (Quảng Điền), làng Lương Lộc (Phú Vang)…

Phần thứ hai với chủ đề Thái Y viện triều Nguyễn: Triển vọng phát triển, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả công tá0c bảo tồn và phát huy giá trị của Thái Y viện triều Nguyễn đối với sự phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa.

Tập trung làm rõ các định hướng, cũng như cơ hội, thách thức cơ bản trong việc phát triển du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng giá trị di sản Thái Y viện. Bên cạnh đó, các tham luận có đề xuất đầu tư có hiệu quả nguồn lực đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có chất lượng để phục vụ du khách một cách có hiệu quả hơn. Cần bổ sung đào tạo đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền với kiến thức và kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ này không những chỉ biết chữa bệnh mà còn phải biết cách làm… du lịch.

Cùng với đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch khám, chữa bệnh để phát triển loại hình du lịch này, cần phát huy tối đa những lợi thế của địa phương để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, việc làm này sẽ giải quyết những sức ép về vấn đề việc làm, giúp các thầy thuốc nâng cao tay nghề, đưa du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương.

Nguyễn Anh Tuấn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch

Nhắc đến ẩm thực Huế, du khách luôn dành những lời khen. Trong đó, ẩm thực chay Huế là một điểm nhấn đặc biệt. Việc khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch không chỉ là cơ hội để thúc đẩy du lịch, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực chay Huế.

Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch
Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông

Cách trung tâm TP. Huế khoảng 35km về hướng Đông Bắc, Đình làng Thế Chí Đông, xã Điền Hải, huyện Phong Điền mang trong mình những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất nằm bên phá Tam Giang, vừa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát huy giá trị của Đình làng Thế Chí Đông
Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Return to top