ClockChủ Nhật, 26/02/2023 19:19

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

TTH.VN - Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Điểm đến mới, dịch vụ mớiKhách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023Điểm đến phải hấp dẫnVietnam Airlines và tỉnh Bình Định hợp tác kích cầu du lịchHuế qua những khung hìnhNhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Thông qua khảo sát nhằm quảng bá điểm đến và kết nối đưa khách đến với Nam Đông

Đây là hoạt động nhằm truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch hiện có tại Nam Đông để kích cầu du lịch; đánh giá thực trạng, chất lượng sản phẩm; định hình lại tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông; xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trong thời gian tới.

Là một huyện miền núi, cách thành phố Huế khoảng 50km, Nam Đông nằm trong thung lũng được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao, điều kiện tự nhiên phong phú, thổ nhưỡng khí hậu trong lành, đa dạng về văn hóa và có phong cảnh nên thơ hữu tình.

Nhắc đến Nam Đông, không thể bỏ qua những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu (chiếm 43% dân số toàn huyện) từ kiến trúc nhà Gươl (thôn Dỗi), nhà mồ hay trang phục truyền thống, dụng cụ âm nhạc dân tộc…đến hệ thống suối, thác, hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống các hồ chứa lớn như Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật.

Nam Đông còn biết đến là địa phương còn lưu giữ nhiều khu chiến tích cách mạng như Đồn Nam Đông, Đồn Khe Tre, địa đạo Ka Tư…, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Cùng khám phá, trải nghiệm các dịch vụ khi đến với Nam Đông:

Người làm du lịch cộng đồng thôn Dỗi (xã Thượng Lộ) chào đón đoàn doanh nghiệp lữ hành TP. Đà Nẵng đến khảo sát điểm đến

Tiết mục văn nghệ chào mừng ấn tượng 

Người dân vừa là người phục vụ vừa là chủ thể của sản phẩm du lịch

Trải nghiệm nghề đan lát 

và dệt truyền thống

Xem các mặt hàng truyền thống do người dân Nam Đông sản xuất 

Ẩm thực vùng cao Nam Đông

Thiên nhiên hoang sơ 

Các doah nghiệp góp ý nhằm nâng chất lượng dịch vụ cho du lịch Nam Đông

Lưu lại kỷ niệm khi đến với điểm du lịch cộng đồng thôn Dỗi 

QUANG HẢI (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học

Sự kiện nghệ thuật kết hợp với truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học này do lớp học Cầu vồng cảm xúc tổ chức diễn ra chiều 20/10 tại không gian trải nghiệm Hue Lotus (78 Minh Mạng, TP. Huế).

Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top