Thế giới

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

ClockThứ Sáu, 24/02/2023 08:22
TTH.VN - Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Châu Á: Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho sự phục hồi của dòng khách Trung QuốcCác “điểm nóng” du lịch châu Á chuẩn bị bùng nổ trước sự trở lại của khách Trung QuốcDu lịch châu Á-Thái Bình Dương: Điều chỉnh để thích ứng với tương lai hậu đại dịch

Du khách tại Sân bay quốc tế Geneva Cointrin, Thụy Sĩ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Được biết, số lượng du khách nước ngoài đến các vùng núi, hồ và thành phố của Thụy Sĩ đã giảm mạnh trong các năm 2020 và 2021, khi các quốc gia áp dụng những biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, số lượt lưu trú qua đêm tại Thụy Sĩ đã ghi nhận mức tăng trưởng 29% vào năm 2022, khi các biện pháp hạn chế nói trên được dỡ bỏ.

Cũng trong năm 2022, số lượng du khách Mỹ đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước đó. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự tăng giá của đồng USD, khiến các điểm đến ở Thụy Sĩ trở nên có giá cả phải chăng hơn.

Giờ đây, Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ kỳ vọng số lượng du khách đến Thụy Sĩ sẽ giữ mức ổn định trong năm 2023, trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2024 và 2025.

Trong một nhận định liên quan, ông Martin Nydegger, Giám đốc Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ nhấn mạnh: “Năm 2023 sẽ đánh dấu sự quay trở lại của các thị trường khách du lịch châu Á; trước đó, những thị trường khách du lịch Mỹ và khách du lịch châu Âu đã trở lại vào năm 2022”.

Bên cạnh đó, ông Martin Nydegger lưu ý: “Chúng tôi cảm thấy thị trường khách du lịch Trung Quốc sẽ thay đổi các mô hình du lịch của họ”; đồng thời cho biết, khách du lịch Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều hoạt động thiên nhiên và ngoài trời hơn. Ngoài ra, họ cũng đang đi du lịch theo các nhóm nhỏ hơn; và đến thăm nhiều quốc gia riêng lẻ, hơn là đến nhiều quốc gia trong cùng một chuyến đi.

Theo số liệu thống kê được Chính phủ Thụy Sĩ công bố cùng ngày 23/2, số lượt lưu trú qua đêm của khách du lịch Trung Quốc đã tăng rõ rệt trong năm nay; tuy nhiên, con số này vẫn chỉ bằng khoảng 1/5 so với mức từng được ghi nhận hồi năm 2019.

“Các công ty lữ hành cho chúng tôi biết rằng, nhu cầu đang ở mức cao và sẽ tăng dần”, Giám đốc Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ cho biết thêm, khi đề cập đến khách du lịch Trung Quốc.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Return to top