ClockThứ Ba, 21/02/2023 07:41

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

TTH - Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Ngoại ngữ - điểm yếu của lao động ngành du lịchDu lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực

Lao động có tay nghề đang được các doanh nghiệp "săn đón"

Nhu cầu lớn

Kể từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão, trên các trang tuyển dụng dành riêng cho lĩnh vực dịch vụ du lịch, rất nhiều khách sạn đăng thông tin tuyển dụng với nhiều vị trí khác nhau. So với trước đó, nhu cầu tuyển dụng chỉ rơi vào một số khách sạn đơn lẻ và mỗi đơn vị chỉ tuyển khoảng 3 - 5 lao động, thì nay có khách sạn có nhu cầu hơn 20 lao động.

Qua tìm hiểu, nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều nhất vào các khách sạn từ 3 - 5 sao, như tại Khách sạn Silk Path Grand Hotel & Spa Huế có nhu cầu tuyển dụng ở 11 vị trí với số lượng gần 20 lao động; tại Khách sạn Melia’ Vinpeal Huế tuyển ở 5 vị trí với hơn 10 lao động; tại Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương đăng tuyển dụng 6 vị trí với số lượng cũng hơn 10 lao động; Khu nghỉ dưỡng Sankofa Village Hill Resort & Spa (Về Nguồn) tuyển dụng 11 vị trí với 15 lao động; Khách sạn Indochine Palace tuyển 6 vị trí với 8 lao động…

Các vị trí tuyển dụng tại các cơ sở lưu trú tập trung nhiều ở bộ phận lễ tân, bảo vệ, bảo trì, nhân viên bể bơi, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ… Đặc biệt là nhiều vị trí liên quan đến bếp và ẩm thực: bếp trưởng điều hành, bếp phó điều hành, tổ trưởng tổ bếp Âu, nhân viên bếp món Âu - Á...

Đại diện Khu nghỉ dưỡng Sankofa Village Hill Resort & Spa thông tin, lý do mà khu nghỉ dưỡng tuyển dụng nhiều vị trí liên quan đến ẩm thực, nhất là ẩm thực Âu - Á là xu hướng các thị trường khách này đang dần trở lại Huế tốt hơn.

Năm 2023, ngành du lịch phấn đấu thu hút 3 - 3,5 triệu lượt khách

“Để thu hút lao động, khu nghỉ dưỡng đưa ra nhiều chính sách mới, hấp dẫn hơn so với trước. Bên cạnh áp dụng các chính sách, tham gia đầy đủ bảo hiểm theo quy định; nghỉ phép năm, lễ, tết; thưởng cuối năm, các ngày lễ, tết; các chế độ phúc lợi đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ… thì khu nghỉ dưỡng áp dụng thêm phụ cấp kinh phí bữa ăn theo ca, tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh và vui vẻ để tạo cảm hứng làm việc cho người lao động”, ông Lê Ngọc Thái Dương, Khu nghỉ dưỡng Sankofa Village Hill Resort & Spa cho hay.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, du lịch chuẩn bị bước sang mùa cao điểm du lịch hè. Đây cũng là thời điểm cho thấy khách quốc tế đang lựa chọn Việt Nam nhiều hơn. Các hãng lữ hành lớn ở hai đầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đang dần khôi phục hoạt động và ký gửi khách tour đến Huế. Tín hiệu phục hồi đang ấm dần nên doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng để đáp ứng được nhu cầu mới.

Khó tuyển lao động chất lượng

Theo bà Vy, thông thường, kể cả thời điểm trước dịch, sau mỗi kỳ nghỉ tết Nguyên đán luôn có sự biến động lớn về nguồn lao động. Hiện, đa số khách sạn đều tăng cường tuyển dụng, nhu cầu tăng đột biến; trong khi đó, nguồn lao động không có nhiều nguồn cung ứng mới nên các doanh nghiệp đang rất khó tuyển dụng được lao động. Đặc biệt, nguồn lao động có tay nghề cao, chất lượng càng khó được tuyển dụng hơn.

Chị Phạm Thị Thùy Vân, Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương cho biết, sau tết khu nghỉ dưỡng cần tuyển thêm 10 lao động làm việc lâu dài. Đăng thông báo tuyển dụng hơn 15 ngày mà ứng cử viên đăng ký còn khá khiêm tốn. Để khắc phục sự thiếu hụt tạm thời, doanh nghiệp tuyển thêm nguồn lao động làm theo thời vụ, bán thời gian như sinh viên để bù đắp vào khoảng trống thời gian tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Việc doanh nghiệp đang “khát” lao động, nên nhiều người có nhiều lựa chọn công việc mới tối ưu hơn. Một lao động có kinh nghiệm 10 năm hoạt động dịch vụ lễ tân khách sạn cho biết, do chị sinh em bé nên gần năm qua chị nghỉ việc để ở nhà chăm con. Hiện chị đang tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng tại các khách sạn để có lựa chọn hợp lý nhất. Với nghề lễ tân nói riêng và du lịch nói chung, sẽ phải làm việc theo ca, làm việc xuyên đêm. Nhưng hiện tại do có con nhỏ nên chị muốn tìm kiếm một khách sạn nào đó có thể linh động tạo điều kiện làm việc ban ngày.

Thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh, toàn ngành du lịch Cố đô có hơn 14.000 lao động trực tiếp và hơn 30.000 lao động gián tiếp. Theo thống kê của ngành du lịch đến cuối năm 2022, chỉ mới có khoảng 30 – 40% lao động quay trở lại nghề. Dự kiến trong năm 2023 này, ngành du lịch sẽ đón 3 – 3,5 triệu lượt khách nên tổng lao động trực tiếp trong ngành phải đạt 8.000 – 9.000 người mới đáp ứng được chất lượng các dịch vụ.

Theo kế hoạch của ngành du lịch Thừa Thiên Huế, trong thời gian đến ngành sẽ triển khai những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh trong bối cảnh mới, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường công tác tuyển dụng; đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách du lịch đến địa phương, đảm bảo chất lượng phục vụ du khách. Tiếp tục quan tâm công tác đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên các doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộng đồng làm du lịch.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch thông tin: “Chúng tôi tăng cường kết nối với Hiệp hội Du lịch tỉnh, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để phối hợp đào tạo, cung ứng nguồn lao động kịp thời. Qua đây, cũng là một cơ hội để nhìn nhận, cơ cấu lại và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực du lịch Cố đô trong thời gian đến”.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia
Nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi để phát huy tiềm năng du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch của Cố đô cũng phải được nâng lên xứng tầm với vị thế, trong đó có yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch

TIN MỚI

Return to top