ClockThứ Bảy, 16/04/2016 05:50

Nét duyên thầm của Huế

Nếu dùng một tính từ để gọi tên mỗi thành phố thì hẳn Huế sẽ là dịu dàng, Hà Nội cổ kính, Sài Gòn năng động… Để rồi qua thời gian, sự dịu dàng cùng vẻ bình yên man mác, thêm chút trầm lắng xuyến xao đã trở thành nét duyên thầm của Huế.

Về Huế may áo dàiHuế đẹp và thơTiếng Huế, người Huế

Chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi là “Huế mộng mơ”, dịu dàng, thanh lịch. Và ấn tượng khó phai mờ về thành phố hàng trăm năm tuổi này trong con mắt du khách luôn là những điều rất nhẹ nhàng, gần gũi.

Dịu dàng tà áo dài “màu tím Huế”

Áo dài tím xứ Huế. Ảnh: BS Nguyễn/aodaixuan.vn

Có người từng miêu tả Huế là một xứ “mưa lắm, nắng nhiều, người buôn thúng bán bưng cũng vương nét đoan trang”. Góp phần làm nên những dáng hình đậm chất Huế chính là áo dài. Dù cho là tấm áo đã sờn màu mưa gió, nối tay nối vạt vì thiếu vải, hay áo nhung điều quyền quý thì hình ảnh những người phụ nữ Huế vẫn hiện lên với sự dịu dàng, e ấp.

Áo dài là quốc phục của Việt Nam, nhưng không đâu, áo dài được các chị em phụ nữ diện thường xuyên như ở Huế. Có thời gian, áo dài hiện diện ở khắp nơi trên đất Huế, không kể tầng lớp bần nông hay giàu có. Tự bản thân áo dài có những thay đổi phù hợp với vị trí xã hội, đặc thù lao động của người phụ nữ Huế. Từ các chị gánh bún bò, cơm hến, bánh canh, bán trái cây đến các tiểu thư khuê các, phu nhân của bậc vua quan… đều kín đáo, nhẹ nhàng trong tấm áo dài.

Cựu nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng trong bộ áo dài tím. Ảnh: skyscrapercity

Bởi thế, nhắc đến áo dài, người ta cũng nghĩ ngay đến xứ Huế mộng mơ. Đó là chiếc áo dài của cô gái chèo đò trên sông Hương, của những nữ sinh duyên dáng, dịu dàng. Ngoài tà áo dài trắng tinh khôi, trang nhã, áo dài tím cũng là một nét rất Huế tôn lên vẻ dịu dàng, đằm thắm cho người con gái nơi đây.

Gọi là “màu tím Huế” bởi nhìn những tà áo dài tím, người ta lại nhớ về những cô nữ sinh Đồng Khánh một thời. Màu tím là gam màu lạnh, nhưng khi kết hợp cùng áo dài thì nó trở nên dịu, kín đáo, e ấp hơn. Là màu tím đấy nhưng không phải tím, lạnh nhưng không buồn, trầm mặc nhưng sẵn sàng dậy sóng.

“Nón bài thơ”

Nón lá cũng góp phần tạo nên nét duyên thầm cho người con gái xứ Huế. Ảnh: Netlife

Từ lâu, nón lá đã gắn bó mật thiết và là đồ vật hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Huế. Dần dà, nón lá gắn với hình ảnh người con gái Huế và trở thành một nét duyên thầm của đất cố đô. Ngày nay, nón lá là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi khi đến Huế.

Nón lá bài thơ. Ảnh: bookin

Nón Huế mỏng, thanh, nhẹ nhưng rất bền. Trong đó, nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt và được coi như một tác phẩm nghệ thuật thật sự. Soi chiếc nón bài thơ dưới ánh sáng, du khách có thể trông thấy các hình ảnh biểu tượng đặc trưng của Huế như cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, cầu ngói Thanh Toàn… Cạnh đó là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được cắt từ giấy bóng ngũ sắc, đặt theo một bố cục cân đối nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón.

Con gái Huế dễ thương

Con gái Huế xưa nay nổi tiếng là dịu dàng. Ảnh: khamphahue.com.vn

Từ trước đến nay, con gái Huế nổi tiếng với sự dịu dàng, nữ tính, với những câu “dạ”, “thưa” ngọt lịm. Nét duyên dáng, dễ thương và mặn mà ấy đã làm nhiều người xao xuyến. Chẳng thế mà mối tình đầu của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử lại dành trọn cho người con gái ở thôn Vĩ Dạ (Huế). Tình yêu chân thành, da diết ấy đã tạo thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác nên thi phẩm xuất sắc “Đây thôn Vĩ Dạ”. Chỉ cần qua bài thơ ấy thôi, người ta cũng dễ dàng cảm mến sự duyên dáng, chân phương của người con xứ Huế, đặc biệt là những cô gái yêu kiều, nết na.

Giọng Huế ngọt ngào

Giọng Huế có thể khó nghe với nhiều người vì không “tròn vành rõ chữ”, nhưng không ai phủ nhận sự ngọt ngào, thân thương, êm ái, nhẹ nhàng mà chất giọng Huế mang lại. Trong cách nói chuyện thường ngày của người dân Huế, từng vần điệu được nhấn nhá, luyến láy kèm theo những từ như “chi”, “mô”, “tê”, “răng”, “rứa”… khiến những câu giao tiếp cũng trở nên quyến rũ hơn vì chứa đầy chất thơ, chất nhạc. Bởi thế, có nhiều người tếu táo nói rằng con gái Huế dù có đanh đá vẫn cứ dễ thương, đáng yêu vì khi họ cáu giận đến đâu thì những lời quở trách, hờn giận vẫn cứ dịu dàng, chân phương, không kiểu cách, màu mè.

Nhịp sống thảnh thơi

Nhịp sống ở Huế không xô bồ mà yên bình, thư thái. Ảnh: skyscrapercity

Sự dịu dàng của người Huế còn thể hiện ở nhịp sống chậm rãi thường ngày. Chính điều này cũng trở thành một trong những “nét duyên thầm” cuốn hút của cố đô Huế.

Bất cứ du khách nào cũng có thể nhận ra sự bình yên luôn hiện hữu ở “thành phố chậm rãi” này. Huế không xô bồ, vội vã dù là một trong nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở miền Trung và cả nước. Chỉ cần dạo bước trên những con đường rợp bóng cây, đi qua những ngôi nhà cổ, hay đứng trên bờ sông Hương ngắm cảnh vật in trên mặt nước phẳng lặng, đợi chờ những cơn mưa dai dẳng qua đi… cũng đủ khiến du khách cảm nhận rõ nét sự thi vị, đáng yêu của cuộc sống này.

Đôi lúc, cũng cần sống chậm lại để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc đẹp nhất mà cuộc sống ban tặng. Và để nhận ra rằng, Huế là vùng đất nặng tình nặng nghĩa, dễ khiến lòng người mơ mộng và yên bình đến lạ!

Theo Timeoutvietnam

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top