ClockThứ Hai, 18/09/2023 07:03

“Nút thắt” của ngành du lịch

TTH - Ngành du lịch Việt Nam đã “gỡ nút thắt” visa để mở đường tăng tốc và phát triển. Song, ngành công nghiệp không khói vẫn đang gặp khó khăn trong việc thu hút nhân lực có chuyên môn cao...

Thay đổi tư duy làm du lịchNgành du lịch tiếp tục trên đà phục hồiĐiều tra thông số du lịch thực tế: Giải pháp cần để phát triển du lịchTìm cách khai thác thị trường du lịch tiềm năng “khổng lồ”Tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

 Khách đến tham quan, trải nghiệm các di tích ở Huế

Thiếu nhân lực chất lượng cao

Sau giai đoạn dịch COVID-19, đà phục hồi của ngành du lịch Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng đang khá tốt. Tổng lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong 8 tháng đầu năm ước đạt gấp 1,6 lần so với cùng kỳ. Đặc biệt, khách quốc tế ước đạt 672.000 lượt, gấp 9 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 4.600 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Ngày 15/8, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực với những điều chỉnh về thị thực theo hướng cởi mở hơn đã khởi động một lộ trình thông thoáng để Việt Nam rộng cửa đón khách. Tuy “nút thắt” visa được tháo gỡ, nhưng còn một “nút thắt” nữa liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn đang còn nhiều trăn trở.

Đánh giá về nhu cầu nhân lực, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025, riêng tổng cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu. Như vậy, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Là địa phương chú trọng phát triển lĩnh vực du lịch, nhưng Thừa Thiên Huế không nằm ngoài bối cảnh chung cả nước. Tuy trên địa bàn có các cơ sở đào tạo nhân lực về du lịch trình độ đại học, cao đẳng, nhưng thực tế, nguồn nhân lực lại bị chia sẻ đến các địa phương. Trong một chia sẻ, Trường cao đẳng Du lịch Huế đưa ra con số rằng, nhu cầu tuyển dụng lao động, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt gần 100%, nhưng lao động ở lại Huế làm việc chỉ chiếm 10%. Với tốc độ phát triển hiện nay, du lịch Huế nói riêng và cả nước nói chung bị thiếu hụt khá nhiều vị trí được cho là nhân lực chất lượng; hoặc khi có những dịch vụ mới, đội ngũ tiếp cận chưa có.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho hay, nhân lực du lịch không chỉ có những người quản lý, mà tất cả các bộ phận của những cơ sở dịch vụ lưu trú 4-5 sao, những lao động phục vụ trong những sản phẩm gắn với du lịch thông minh, du lịch MICE, du lịch golf… đều được ngành du lịch Huế đưa vào vị trí cần có nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay, khi Huế tổ chức nhiều lễ hội để phát triển du lịch, đội ngũ tham gia tổ chức, nhiều hoạt động Huế phải đi thuê bên ngoài để thực hiện, như đạo diễn, âm thanh, ánh sáng… Vì vậy, đòi hỏi có nhân lực chất lượng đảm nhiệm vai trò làm chủ tổ chức.

Trước đây, các loại hình du lịch truyền thống, gắn với tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí là cơ bản. Hiện nay, nhiều sản phẩm du lịch mới đang hình thành, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng du khách như du lịch thông minh, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe... Xu thế số hóa sẽ làm thay đổi sâu sắc phương thức quản lý, kinh doanh và tiêu dùng du lịch. Điều này đòi hỏi cần có lực lượng nhân lực có tri thức phong phú và toàn diện hơn cả về kiến thức, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, ngoại ngữ...

Vừa đào tạo, vừa bồi dưỡng

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, Thừa Thiên Huế có hơn 14.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch và hơn 30.000 lao động gián tiếp. Ảnh hưởng dịch bệnh đã khiến không ít nhân sự cao cấp, trung cấp trong ngành chuyển việc. Trong bối cảnh hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu để thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung.

Khách đi du lịch hiện nay mong muốn có nhiều dịch vụ trải nghiệm theo hướng “không chạm”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, nhân sự ngành du lịch rất cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng số hóa, nhạy bén với các xu hướng của mạng xã hội. Doanh nghiệp cần chủ động bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân sự bằng nhiều cách như tổ chức đào tạo ngay từ khi mới tuyển dụng hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo nâng cao, chuyên sâu cho từng vị trí việc làm phù hợp.

Để đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập, cần có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng năng nghề du lịch; chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề; đa dạng hóa các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cơ sở đào tạo, trường đào tạo nghề… Bên cạnh đó, các ban, ngành liên quan cần phải dành nguồn lực để đào tạo nhân lực cho ngành du lịch… tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lực này.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc, ngành du lịch sẽ tập trung tạo nhiều việc làm cho người lao động bằng việc kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới, mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành nhiều tuyến, điểm du lịch mới mang tính hệ thống và liên kết trong địa phương và liên kết vùng. Gắn kết công tác đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động của từng địa phương trong tỉnh, nhất là những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Tour Ninh Chữ 2 Ngày 1 Đêm 2025 Dịch vụ thuê xe 16 chỗ xe đời mới, chiết khấu caoTop Công ty du lịch lữ hành TransViet
Return to top