ClockThứ Sáu, 23/08/2024 06:14

Quản lý điểm đến tốt để đón khách quốc tế

TTH - Việt Nam chuẩn bị bước vào mùa cao điểm đón khách quốc tế. Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch những tháng đầu năm 2024, ngành du lịch tỉnh triển khai nhiều giải pháp, chuẩn bị cho mùa cao điểm khách quốc tế.

Phố đêm, phố đi bộ Huế hưởng ứng Festival Huế 2024Bắt đầu mùa lễ hội đón du khách Dừng đón khách tham quan tại Đại Nội ngày 7/6

 Khách quốc tế đến Huế du lịch từ đường hàng không

Chuẩn bị cho “mùa vàng”

Kết thúc đợt cao điểm hè dành cho khách nội địa, cũng là thời điểm ngành du lịch chuẩn bị cho mùa cao điểm đón khách quốc tế, thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Chuẩn bị cho “mùa vàng”, các doanh nghiệp lữ hành khai thác mảng đón khách nước ngoài vào Việt Nam và các địa phương đang gấp rút xây dựng kế hoạch dài hơi với những sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với từng thị trường.

Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh cho biết, mỗi thị trường khách có những nhu cầu khám phá, trải nghiệm khác nhau. Khách châu Âu, khách từ Mỹ, Pháp, Đức rất thích khám phá văn hóa di sản và Huế là điểm đến hàng đầu của họ. Dựa trên nhu cầu du khách, các công ty lữ hành cũng làm mới tour tuyến, trải nghiệm du lịch cho khách. Bên cạnh đó, với chính sách visa mở, khách có nhu cầu du lịch dài ngày qua nhiều địa phương khác nhau, nên các đơn vị lữ hành ở Huế cũng kết nối với nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành bạn, thu hút và phục vụ khách đến Huế.

Bài toán về việc thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế đang được ngành du lịch cả nước chú trọng. Những địa phương có lợi thế du lịch biển, như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa... mở thêm hướng phát triển du lịch tàu biển. Những tỉnh miền núi như: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng... tiếp tục tận dụng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đẩy mạnh sản phẩm du lịch về hoa; tour du lịch biên giới... Tại Huế, di sản văn hóa được xem là yếu tố lợi thế để thu hút và phát triển du lịch. Ngành du lịch và các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để khai thác tốt các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch đầm phá… cùng lợi thế về các dịch vụ ẩm thực đặc sắc.

Mùa cao điểm khách quốc tế, tại Huế thường có thời tiết mưa kéo dài. Việc phát triển sản phẩm, chương trình du lịch vào mùa mưa năm nay cũng đang được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng, điều chỉnh tiếp tục đưa vào khai thác, trong đó tập trung nhiều hơn vào các trải nghiệm trong nhà, trong đó có nhiều điểm di tích, các không gian trưng bày, triển lãm, bảo tàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng khai thác city tour phục vụ khách ngắm mưa Huế từ xe buýt.

Để có tăng trưởng mạnh

Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế trong 7 tháng đầu năm, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm hoàng kim của du lịch Việt. Đối với Thừa Thiên Huế, trong 7 tháng đầu năm, lượng khách đến Huế là hơn 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là gần 863.000 lượt, tăng 42,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Những tháng gần đây, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Úc, Anh, Tây Ban Nha, Lào, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Hàn Quốc… là những thị trường khách đến Huế rất đông. Lượng khách quốc tế được dự báo sẽ tăng mạnh vào mùa cao điểm. Tuy nhiên, để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng lượng khách, ngành du lịch cũng cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp.

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch chia sẻ, ngành du lịch tỉnh phối hợp với các địa phương trong khối liên kết vùng, đặc biệt là Đà Nẵng, Quảng Nam đã và đang có những chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch ở nhiều nơi, trong đó có Đài Loan (Trung Quốc) và các nước khu vực Đông Nam Á. Trong tháng 9/2024, ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng sẽ tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 18 - năm 2024, qua đó giới thiệu những thế mạnh, chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Đồng thời, từ hội chợ du lịch này sẽ cung cấp thông tin, các chương trình sự kiện sẽ diễn ra vào các tháng cuối năm 2024 và năm 2025, cùng các sản phẩm kích cầu du lịch đến với khách tham quan và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế. Ngành du lịch Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam cũng sẽ có chương trình xúc tiến quảng bá du lịch ở Úc trong năm 2024.

Hiện, ngành du lịch cũng đang khảo sát, nghiên cứu nhu cầu chi tiêu của khách quốc tế, qua đó nắm tâm lý, thị hiếu của các thị trường khách. Ngoài ra, chính quyền địa phương, ngành du lịch đang kết nối các đối tác để khai thác, phát triển các đường bay quốc tế nhằm thu hút khách nước ngoài đến Huế bằng đường hàng không. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng. Ngành du lịch và cộng đồng doanh nghiệp đang nghiên cứu, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, nâng cấp các dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Du lịch quá tải: Hiểu đúng để quản lý tốt hơn

Hãng tin The Business Times dẫn lời các chuyên gia cho biết, du lịch quá tải đã và đang trở thành một thuật ngữ thông dụng, gây ra những cuộc tranh luận tương tự như những cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu.

Du lịch quá tải Hiểu đúng để quản lý tốt hơn

TIN MỚI

Return to top