ClockThứ Tư, 28/04/2021 19:44

Du lịch đầm phá bắt nhịp hồi sinh

TTH.VN - Cùng với nhiều dịch vụ du lịch khác đang ấm dần, du lịch đầm phá – một loại hình du lịch đặc trưng xứ Huế cũng đang bắt nhịp, sôi động đón khách trở lại. Không chỉ nổi tiếng với các món ngon, phong cảnh hữu tình, đầm phá trở thành điểm đến cho nhiều du khách tìm về sau những tháng ngày cuồng chân.

Du lịch Quảng Điền: Cần sự đầu tư thỏa đángĐẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với phát triển du lịch“Không gian xanh - Sức sống xanh”Vì môi trường biển, đầm phá không rác thải

Du khách thăm thú đầm Chuồn

Những ngày đầu mùa hè, nườm nượp những dòng khách ngược xuôi kéo về vui chơi ở những địa danh nổi tiếng du lịch đầm phá, như đầm Chuồn, đầm Lập An, Quảng Lợi…

Lỡ tour hồ Inle, có tour đầm Chuồn

Chiều đầu hè, con đường dẫn về đầm Chuồn cách TP. Huế chừng 8km thuộc địa phận xã Phú An, huyện Phú Vang nhộn nhịp xe ô tô, xe máy. Ngay bến thuyền, từng con đò nhỏ nổ máy ra vào đón khách. Hoàng hôn rải nắng vàng lung linh, xuyên qua những hàng sáo nẹp chắn các tấm lưới giữa mênh mông đầm đẹp lạ kỳ. Nhiều du khách trầm trồ: “Đẹp quá, chẳng khác gì một bức tranh tuyệt tác”. 

Anh Hồ Công Phú – một vị khách đến từ TP. Hồ Chí Minh kể rằng, đây là lần đầu tiên anh đặt chân đến đây và với anh cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng. Anh kể, đã cùng nhóm bán đặt vé bay sang Myanmar ngắm cảnh đẹp hồ Inle, nhưng vì dịch và một vài sự cố nên hoãn đến gần 2 năm nay. Dự định đi chơi trong nước cũng nhiều lần trắc trở khi các đợt dịch liên tiếp xảy ra. Trong thời gian đó, anh Phú tình cờ đọc và xem được rất nhiều ảnh đẹp về đầm phá xứ Huế, đặc biệt là đầm Chuồn.

“Tôi quyết định đặt vé, bay ra Huế để khám phá”, anh Phú nói và trầm trồ khi lần đầu tiên chứng kiến được cảnh đầm phá mênh mông trong chiều gió lộng, mê mẩn đến nao lòng. Rồi anh quả quyết: “Tôi sẽ ở lại đêm nay, để lênh đênh trên sóng nước, tự thưởng cho bản thân sau những tháng ngày bức bí, không được đi chơi xa”.

Như anh Phú, nhiều du khách phương xa lần đầu tiên tìm đến đầm Chuồn. Trước khung cảnh nên thơ như thế, nhiều người tranh thủ tạo dáng chụp ảnh kỷ niệm, người thì xin theo ngư dân nơi đây trải nghiệm cảnh đánh bắt trên sông nước. Nhưng chừng đó là chưa đủ, khi những món đặc sản như các dìa, cá nâu, cá mú, tôm, cua nước lợ… đang chờ họ phía trước.

Phù hợp với bối cảnh hiện tại

Được xem là “chuyên gia” tổ chức các cuộc chơi trên đầm Chuồn, lão ngư Nguyễn Tiến Dũng đánh tay lái di chuyển đò kể rằng, do ảnh hưởng của dịch COVID -19, nhiều hộ kinh doanh ở đây rơi vào tình cảnh khó khăn. Ngay cả chính nhà hàng của anh cũng có lúc hoạt động cầm chừng, tưởng không trụ lại được sau rất nhiều biến cố.

Chế biến thủy sản tại chỗ cho bữa ăn trong tour du lịch đầm phá Quảng Lợi

Hơn 1 tháng trở lại đây, khi dịch đã được kiểm soát tốt, cùng với thời điểm kích cầu du lịch nội địa và mùa hè nên nhiều du khách đã đổ về đây, nhờ vậy các cửa hàng trên đầm mới bắt đầu sôi động lại. Vui hơn khi có rất nhiều khách phương xa, tận Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Ngày ít cũng vài chục khách, những ngày cuối tuần có khi hơn cả trăm.

Nhìn dòng du khách tìm về đầm Chuồn, anh Dũng hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt, cộng thêm những chính sách kích cầu du lịch sau dịch, mùa hè này du lịch vùng đầm phá này sẽ khởi sắc trở lại. “Và tất nhiên chúng tôi cũng sẽ cố gắng làm dịch vụ tốt nhất có thể, đó không chỉ là cách quảng bá thương hiệu du lịch Huế mà còn là cách tri ân với du khách đã tìm về đây”, anh Dũng chia sẻ.

Tương tự, tại khu vực cồn Tộc (Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) lượng du khách cũng đổ về khá nhiều. Bên cạnh du khách địa phương trong vùng và các khu vực lân cận, lượng khách được các đơn vị tổ chức tour tuyến đưa về chiếm rất cao.

Chủ các nhà hàng ở khu vực cồn Tộc cho rằng, bên cạnh tín hiệu vui họ rất lo ngại bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sợ nhất là khách huỷ một số dịch vụ đã đặt trước đó. “Còn lại nếu không có gì trở ngại, du khách sẽ tìm về đây rất đông”, chủ một nhà hàng tự tin.

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết, ra tết đến nay, đặc biệt là thời gian đầu mùa nắng nóng, có rất nhiều đoàn du khách tìm về không gian này để trải nghiệm. Vùng cồn Tộc có 5 nhà hàng chuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Khách về đây thích nhất vẫn được ngồi và dùng các món ngon ngay trên thuyền.

“Bên cạnh các hàng quán ở khu vực cồn Tộc, còn có sự bắt tay liên kết giữa người dân với các đơn vị làm tour. Vì thế, phần nào tình hình du lịch ở đây đã có sự hồi sinh”, ông Bảo nói.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch nói rằng, trong thời điểm hiện tại xu hướng du lịch sinh thái cộng đồng trong đó có du lịch về các vùng đầm phá được xem là nổi trội và phù hợp với bối cảnh mới. Cùng với du lịch di sản, du lịch đầm phá thời gian gần đây đã đón rất nhiều du khách trải nghiệm.

Hiện, sở đang đề xuất các chính sách hỗ trợ cũng như có hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh thông qua rất nhiều hình thức. Trong đó, phối hợp với Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam để đẩy mạnh các tour tuyến, trong đó đẩy mạnh chuỗi sản phẩm du lịch trải nghiệm đầm phá. Giai đoạn này sở vẫn tiếp tục xây dựng đề án du lịch cộng đồng, có những lớp tập huấn cho bà con phát triển loại hình du lịch này. “Trong đó chú trọng kĩ năng đón tiếp khách, đảm bảo vệ sinh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu bản địa”, ông Phúc chia sẻ.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top