ClockThứ Bảy, 16/10/2021 19:57

An toàn phòng dịch và bài toán mở cửa du lịch

TTH.VN - Phát triển du lịch theo hướng thích nghi an toàn là nội dung buổi tọa đàm do Viện Nghiên cứu phát triển phối hợp với Sở Du lịch tổ chức ngày 16/10 với chủ đề “Phát triển du lịch và kinh tế theo hướng bình thường mới”.

Sản xuất nông nghiệp kết hợp tham quan du lịchPhát triển du lịch vùng đầm phá ven biểnTăng số lượng, thêm khả năng phục vụ khách có nhu cầu

Buổi tọa đàm có sự tham gia của TS Lương Hoài Nam - Chuyên gia về giao thông và du lịch và các chuyên gia, lãnh đạo ngành du lịch, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm lấy ý kiến phục vụ cho các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

TS Lương Hoài Nam cùng các đại biểu chia sẻ về mở cửa du lịch

Ưu tiên đón khách nội địa

Buổi tọa đàm tập trung thảo luận tình hình phát triển doanh nghiệp, những khó khăn và điểm tích cực cho sự hồi phục du lịch Huế cũng như các lĩnh vực kinh tế khác sau COVID-19; đề xuất chiến lược du lịch và phát triển kinh tế theo hướng bình thường mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, đặc biệt giai đoạn từ cuối tháng 4 đến nay, du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gần như ngừng hoạt động, chỉ tiêu về du lịch giảm nhanh chóng, mọi kế hoạch quảng bá, xây dựng sản phẩm mới bị ngưng trệ.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch đến Huế chỉ đạt khoảng 633.315 lượt, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 18.796 lượt, giảm gần 96% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.097,45 tỷ đồng, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch, ngành du lịch đang xây dựng kế hoạch khôi phục phát triển du lịch trong trạng thái bình thường với mục tiêu đảm bảo mục tiêu kép khắc phục suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế, góp phần phát triển du lịch bền vững. Kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch, người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh. Xây dựng các kịch bản quy trình điều kiện để chủ động sẵn sàng đón khách du lịch và phục hồi ngành du lịch.

Kế hoạch này sẽ được thực hiện với các giải pháp bao gồm đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động du lịch; truyền thông, quảng bá du lịch; kích cầu du dịch. Kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới dự kiến sẽ được thực hiện theo 2 phương án. Phương án 1 đón khách du lịch trong trạng thái bình thường mới và đảm bảo tuân thủ các tiêu chí an toàn trong phòng và chống dịch bệnh. Trước mắt sẽ tập trung thị trường khách nội tỉnh, nội địa, ưu tiên khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng các khu du lịch ven biển có tính biệt lập cách xa khu dân cư để đón khách du lịch nội địa. Trong đó, phương án 2 cũng ưu tiên đón khách nội địa và các điểm hoạt động dịch vụ du lịch những chỉ được phục vụ 50% công suất, đảm bảo điều kiện an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Các khu nghỉ dưỡng ven biển được ưu tiên khôi phục. Ảnh minh họa

Mở cửa du lịch theo hướng thích nghi

Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự đều cho rằng mở cửa du lịch trong trạng thái bình thường mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần xây dựng phương án đảm bảo an toàn trong quá trình du lịch bởi rào cản của du lịch hiện tại là khi khách đến một nơi nào đó đều phải cách ly, hoặc giám sát y tế.

Ông Lương Hoài Nam cho rằng, quan niệm bình thường mới đòi hỏi thay đổi tư duy về dịch COVID-19, phải có cách thích nghi an toàn để làm việc, sinh sống trong dịch bệnh. Mà giải pháp thích nghi an toàn nhất hiện nay vẫn là vắc-xin.

Ông Nam đề xuất, Thừa Thiên Huế nên xây dựng kế hoạch mở cửa du lịch theo hướng mở cho khách du lịch đã hoàn thành tiêm vắc-xin. Theo đó, khách đã tiêm 2 mũi vắc-xin, khách mới tiêm 1 mũi và có kết quả test nhanh hoặc test chuyên sâu PCR âm tính có thể tham gia du lịch tại địa phương. Nếu sớm mở cửa cho hoạt động du lịch với các khách đã tiêm vắc-xin trong thời điểm hiện tại sẽ đón được dòng khách rất lớn từ các tỉnh thành.

Các ý kiến khác cho rằng, tỷ lệ hoàn thành tiêm vắc-xin trên địa bàn tỉnh chưa cao, nếu mở cửa du lịch sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì thế mở cửa du lịch cần đi kèm với các biện pháp phòng dịch, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc-xin.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch chia sẻ, kế hoạch khôi phục phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới đang trong quá trình hoàn thiện. Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan để có sự thống nhất trong kế hoạch mở cửa du lịch. Hiện tỉnh đang chuẩn bị cho hoạt động tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế, đây được xem là hoạt động mở màn cho các hoạt động văn hóa, du lịch tại Thừa Thiên Huế nhằm tạo động lực trong khôi phục và phát triển du lịch tại địa phương.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top