ClockThứ Hai, 18/04/2022 22:32

Chiếc lò xo du lịch đã bung ra

TTH - Du lịch đã phục hồi trông thấy, đặc biệt là khách nội địa. Vậy là, nhận định trước đây của một số nhà kinh tế và kinh doanh du lịch chuyên nghiệp, rằng, có thể ngành du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày đã là hiện thực. Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa trong quý I/2022 đạt 26,1 triệu lượt, tổng thu toàn ngành ước đạt 111.200 tỷ đồng.

Điều đáng mừng, Huế là một trong số ít các điểm đến được “xướng tên” là một trong những địa phương đón được nhiều khách bên cạnh Quảng Ninh, Hà Giang, Khánh Hòa. Theo đó, Huế đã đón được 296.700 lượt khách.

Huế là một điểm đến du lịch nổi tiếng có tên trên bản đồ du lịch thế giới nên lượng khách phục hồi nhanh cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Thời gian gần đây, Huế còn tạo ra được nhiều sản phẩm mới. Ví dụ như không gian nghệ thuật và sinh thái hai bên bờ sông Hương; cầu đi bộ bằng gỗ lim; Chợ đêm Hoàng thành; và nhiều loại hình du lịch trải nghiệm. Việc xây dựng Festival bốn mùa cũng là những điểm nhấn để hấp dẫn khách. Những cái tên như xây dựng “Kinh đô ẩm thực, Kinh đô áo dài” cũng tạo nên một sự “tò mò” nơi du khách. Huế đẹp và năng động hơn lên là điều chúng ta có thể cảm nhận và nhìn thấy được.

Hiện nay, khách quốc tế chưa phục hồi nhiều nhưng có thể sẽ phục hồi nhanh trong vài tháng tới, khi các đường bay quốc tế dần ổn định và vào mùa khách du lịch nước ngoài bắt đầu từ khoảng tháng 8 hàng năm.

Lượng khách tăng trưởng trong quý I/2022 và những điểm đến được khách lựa chọn nhiều cho chúng ta thấy một xu hướng du lịch tuy không mới nhưng ngày càng tăng trưởng mạnh, đó là du lịch trải nghiệm. Những nơi có thiên nhiên đẹp, có đời sống văn hóa giàu bản sắc… ngày càng thu hút khách. Ví dụ như Quảng Ninh trong quý I/2022 đón đến 2,1 triệu lượt khách. Hà Giang đón hơn 518.000 lượt khách, gần gấp đôi Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh niềm vui về sự phục hồi của du lịch thì du lịch Huế có vẻ như vẫn chưa cải thiện được chất lượng về nguồn thu. Nói nôm na là du khách đến Huế xài tiền ít hơn nhiều nơi là trọng điểm du lịch khác. Ví dụ như Khánh Hòa đón một lượng khách ít hơn Huế - 254.000 lượt nhưng doanh thu ước đạt 1.330 tỷ đồng, trong khi Huế đón 296.700 lượt nhưng doanh thu chỉ ước đạt 479 tỷ đồng. Hà Giang đón 518.400 lượt khách nhưng doanh thu cũng đạt 1.036 tỷ đồng…

Sau hai năm hầu như đóng băng ngành du lịch thì bây giờ du lịch phục hồi đã là mừng. Phục hồi nhanh như ở Huế lại càng mừng hơn. Song cải thiện chất về nguồn thu lại càng quan trọng hơn. Muốn du khách trả nhiều tiền thì chất lượng dịch vụ phải được nâng cao; sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn để khách lưu lại dài ngày hơn. Ban ngày thì du khách đi tham quan, trải nghiệm nhưng ban đêm cũng cần thiết tạo ra những sản phẩm vui chơi, giải trí hấp dẫn!? Còn cụ thể những sản phẩm đó là gì thì những nhà hoạch định chính sách, cũng như những người hoạt động trong ngành du lịch nghiên cứu để tạo ra.

Sức hấp dẫn của du lịch, suy cho cùng đó là sự khác biệt. Càng độc đáo thì càng hấp dẫn du khách. Huế có một sản phẩm du lịch là hệ thống lăng tẩm đền đài mà nhiều nơi khác không có được đã là một lợi thế. Nhưng không chỉ có thế, trong hoạt động du lịch cần liên tục nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới để Huế luôn luôn mới và năng động, hấp dẫn trong mắt mọi người.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top