ClockThứ Sáu, 27/11/2020 19:46

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đêm

TTH.VN - Nội dung này được TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh nhấn mạnh tại buổi họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và góp ý Đề án Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm (gọi tắt là đề án phố đêm) giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 diễn ra chiều 27/11.

Phố Tây nhớ… khách TâyPhố đi bộ Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão mở cửa trở lại

Phố Tây luôn thu hút du khách

Quyết định số 7230 ngày 4/11/2020 của UBND thành phố Huế về phê duyệt Đề cương Đề án Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu xác định các tiêu chí để phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm; làm rõ các nguồn lực phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm...

Đề án gồm 6 phần, tập trung vào các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm diễn ra từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, trọng tâm là du lịch, dịch vụ tập trung các loại hình chủ yếu sau: Dịch vụ giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật,…), dịch vụ ẩm thực, mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, ẩm thực…) và du lịch (tham quan trải nghiệm các điểm du lịch, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, thưởng ngoạn, phố đi bộ, đường đi bộ).

Theo đề án, hoạt động kinh tế ban đêm ở TP. Huế bao gồm tại các công viên hai bên bờ sông Hương, các phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão, đặc biệt là việc lập đường đi bộ ở 4 tuyến đường quanh Đại Nội. Các thiết chế đi kèm là hệ thống chiếu sáng công cộng trên tuyến đi bộ và phụ cận; hệ thống giao thông trên tuyến đi bộ; công trình dịch vụ và công cộng trên tuyến và phụ cận và các chợ thương mại; khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung. Các lĩnh vực trong đề án, gồm: hoạt động văn nghệ, nghệ thuật, lễ hội, Festival, ca Huế, Đại Nội đêm, sông Hương đêm... với nhiều sản phẩm nổi tiếng, đặc sản đặc trưng, hàng lưu niệm, làng nghề, nghề truyền thống…  

Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền cho cả hệ thống chính trị, nhất là người dân để cùng thực hiện hiệu quả đề án, hiện thực hóa các mục tiêu chứ không dừng lại ở mức “ý tưởng”… Cần tạo được sản phẩm đặc trưng để khi nhắc đến Huế, du khách nghĩ ngay tới sản phẩm đó và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, đề án khá rộng nên phải xác định rõ từng mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ đêm để triển khai. Sản phẩm ở lĩnh vực nào thì phối hợp chặt chẽ với các sở ngành chuyên môn lĩnh vực đó để thực hiện. Đề án cần cụ thể hóa các sản phẩm hơn, như “Đêm Hoàng Cung” thì cần làm gì, có thể là tái hiện nghi thức Cung đình xưa, nghệ thuật Cung đình… Đặc biệt là phải huy động được người dân đồng tình ủng hộ và cùng làm. Ngoài ra, cũng cần tính toán đến quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông, bãi đậu đỗ xe, điện nước...

Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top