ClockThứ Bảy, 16/12/2017 05:51

Định vị phát triển cho du lịch Huế

TTH - Xác định vị trí của du lịch Huế và nhu cầu của du khách để phát huy tối đa thế mạnh sẽ góp phần thu hút khách, tăng thu nhập cho điểm đến.

Hiến kế phát triển du lịch HuếĐồng hành cùng du lịch Huế

Du khách tham quan Đại Nội Huế

Chưa tương xứng

Áp dụng công nghệ số để tăng cường khả năng quảng bá đang được áp dụng và dần chi phối sự phát triển của du lịch nhiều nơi. 4.0 đang góp phần giảm khoảng cách giữa du khách và điểm đến thông qua vài phút sử dụng thiết bị điện tử, những click chuột, hay lướt điện thoại.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh, chuyên gia hàng đầu về Digital Marketing (marketing trực tuyến) phân tích: Huế có 3 điểm tốt quyết định sức cạnh tranh trong việc thu hút khách so với hơn các điểm xung quanh: môi trường thiên nhiên xanh và sạch, giá trị văn hóa và giá cả rẻ. Hai yếu tố đầu tiên sẽ giúp Huế thu hút khách hơn khi phát huy tốt, còn yếu tố giá rẻ tất nhiên sẽ thu hút khách nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển bởi nguồn thu từ du lịch là quá thấp. Chỉ cần so sánh đơn giản như giá phòng của Khách sạn Êmm (Khách sạn Festival cũ), nếu di chuyển vào phía nam khoảng 200km thì giá phòng sẽ gấp đôi, di chuyển ra phía bắc khoảng 600km thì giá phòng sẽ gấp 4 lần. Giá cả là yếu tố mà Huế cần tập trung khắc phục.

Du lịch làm vườn là một trong những sản phẩm mới có thế mạnh của Huế

“Giải pháp quan trọng đầu tiên là định vị đúng vị thế của Huế, điểm mạnh của Huế hiện tại và trong tương lai là những gì. Trên các cơ sở đó, xây dựng những sản phẩm, tạo ra trải nghiệm khác biệt. Khi điểm đến có sức hút tốt sẽ có nhiều khách đến và mục tiêu tăng chi tiêu sẽ dễ thực hiện. Giá cả cao giúp tăng năng suất lao động, thu nhập của người dân sẽ nâng lên, đóng góp vào ngân sách sẽ cao. Xét về mặt kinh tế, đó mới là mục tiêu cao nhất trong phát triển du lịch”, ông Kiên nhận định.

Bà Lê Thị Thanh Vân, Giám đốc Điều hành Traveloka Việt Nam chia sẻ, qua phối hợp cùng với du lịch Huế, từ những phản hồi của khách hàng với Huế và độ quan tâm thì Huế thuộc vào tốp 10 của cả nước. Huế đẹp và yên bình, nhưng cơ sở vật chất chưa được tốt. Đó là điều mà ngành du lịch Huế cần nghiên cứu trong thời gian đến.

Hiện nay, có 4 sản phẩm mà Huế đang quảng bá và tập trung phát triển: nhóm sản văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch dịch vụ. Theo ông Trần Trọng Kiên, Huế có muốn tập trung khai thác cả 4 nhóm đó không là điều cần cân nhắc. Chọn một, hai lợi thế để phát huy, tránh dàn trải.

Tăng cường quảng bá bằng công nghệ số

Ông Trần Trọng Kiên phân tích, Huế là điểm đến tốt, nhưng đẹp và tốt đến mấy mà không quảng bá đúng thị trường thì lượng khách đến cũng không tương xứng. Dù thế, kinh phí để quảng bá và tính hiệu quả luôn được đặt ra. Khi vấn đề nguồn lực hạn chế, cần giảm chi phí thì không biết sẽ cắt giảm hình thức quảng bá nào vì không có những con số định lượng chính xác.

Trong quảng bá, hình thức tốt nhất là làm tốt các dịch vụ của điểm đến. Khi khách đến với Huế sẽ có trải nghiệm thú vị, hơn 3,5 triệu lượt khách đến Huế trong năm 2017 cùng chia sẻ cảm xúc đó, nói tốt về Huế thì vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh, Digital Marketing là giải pháp ít tốn kém nhất so với những hình thức quảng bá truyền thống mà lại hiệu quả cao và lâu dài, phù hợp với sự phát triển của du lịch hiện đại. Tập trung vào marketing số, đảm bảo cần ít nguồn lực và điều quan trọng hơn khi sử dụng hình thức này sẽ có sự phản hồi, giúp Huế có điều chỉnh phù hợp trong quá trình phát triển.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, hiện nay với hơn 10.000 phòng của các cơ sở lưu trú và gần 90 đơn vị lữ hành trong toàn tỉnh, hầu hết các khách sạn đều đã có website và tích cực quảng bá trên mạng xã hội. Ngoài ra, một số đơn vị đã thuê công ty tư vấn riêng để hoạch định chiến lược cũng như triển khai marketing trên mạng. Sở đang xây dựng trang website đa ngôn ngữ để phục vụ công tác quảng bá du lịch trong thời gian tới. Sở Du lịch cũng đã xây dựng kênh thông tin trên mạng xã hội để cung cấp thông tin về quản lý ngành, cũng như quảng bá về văn hóa, ẩm thực con người Huế.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế hút khách kỳ nghỉ lễ dài ngày

Không chỉ các điểm di tích, điểm tham quan ở TP. Huế, dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5, hầu hết các điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế đều thu hút rất đông khách đến trải nghiệm, đặc biệt là các điểm suối thác, biển, đầm phá.

Huế hút khách kỳ nghỉ lễ dài ngày
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top