ClockThứ Sáu, 15/12/2017 12:41

Hiến kế phát triển du lịch Huế

TTH - Chỉ ra những hạn chế, thách thức khiến du lịch Thừa Thiên Huế tụt hậu so với những địa phương lân cận, diễn đàn đối thoại sử học “Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển” hiến kế cho tỉnh các giải pháp chiến lược để có sự đầu tư đúng đắn cho du lịch phát triển.

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe du lịchDu lịch Huế: Vẫn lận đận20 doanh nghiệp khảo sát phát triển du lịch Phú Vang, Phú LộcHuế tham gia Hội chợ du lịch quốc tế TTM plus - Thái Lan 2017Huế chính thức có câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch

Sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế cần hấp dẫn hơn để thu hút du khách

Thiếu sản phẩm hấp dẫn

“Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển” là chủ đề diễn đàn đối thoại sử học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 14/12 tại UBND tỉnh. Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các đơn vị hoạt động du lịch để nhìn nhận tiềm năng, thực trạng và bàn giải pháp phát triển du lịch, nhằm tư vấn chính sách cho lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan trong việc định hướng, xây dựng, phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đúng tầm như Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy.

Khẳng định Huế có thế mạnh vượt trội về tiềm năng du lịch là điểm đến hấp dẫn với nhiều di sản thế giới khi nghiên cứu về tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Bùi Thị Tám cùng nhóm tác giả ở Khoa Du lịch và Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế trăn trở: “Thực tế phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong thập niên gần đây cho thấy, mặc dù về cơ bản đang duy trì mức tăng trưởng về cả lượt khách lẫn doanh thu du lịch nhưng quy mô, mức tăng trưởng và số ngày lưu trú bình quân thấp hơn so với các địa phương lân cận. Nguyên nhân chủ yếu là do các hạn chế trong quản lý và phát triển điểm đến, chưa khai thông tốt các tiềm năng hiện có để hình thành các sản phẩm đặc trưng có tính cạnh tranh cao, cũng như những hạn chế trong xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến...".

Cho rằng du lịch đã khẳng định được vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cũng thừa nhận, du lịch Thừa Thiên Huế đang tồn tại nhiều hạn chế, như sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao và chưa đa dạng, du lịch văn hóa - di sản là sản phẩm chủ đạo nhưng còn đơn điệu. Công tác quản lý, phối hợp và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Công tác xúc tiến quảng bá chưa xứng tầm, chưa phát huy hiệu quả. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu về đội ngũ quản lý, lao động có tay nghề cao. Trong phát triển chưa có sự tăng trưởng đột phá và muốn tạo sự đột phá cần có sự đầu tư của những nhà đầu tư có thương hiệu, tầm cỡ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung nhấn mạnh: “Du lịch Thừa Thiên Huế dù có phát triển nhưng chậm so với những địa phương xung quanh. Cái thiếu của du lịch Huế là chưa làm người khác hiểu mình, tiềm năng, thế mạnh rất nhiều nhưng công tác quảng bá chưa mạnh mẽ. Để đưa du lịch phát triển, cần tạo ra sự thay đổi đột phá, nhưng sự thay đổi ấy phải phù hợp với đặc trưng của vùng đất di sản. Đó là điều không hề dễ dàng”.

Xây dựng kế hoạch trọng tâm trong từng giai đoạn

Với quan điểm “Lợi thế về tài nguyên mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa thể đảm bảo cho thành công của điểm đến nếu thiếu các giải pháp quản lý và phát triển sản phẩm điểm đến phù hợp”, PGS.TS. Bùi Thị Tám khẳng định tính cấp thiết của việc phải hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển điểm đến du lịch trong chiến lược phát triển tổng thể của địa phương để đảm bảo các điều kiện cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và phát triển bền vững. 

Ông Lê Hữu Minh cho rằng, du lịch Thừa Thiên Huế cần tập trung giải quyết bài toán về sản phẩm, trong đó tập trung nguồn lực cho văn hóa di sản. Đại Nội phải hoàn thiện, làm mới sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng sự hấp dẫn qua các hoạt động trải nghiệm, tương tác với du khách. Chất lượng ca Huế trên sông Hương phải tốt hơn, không gian văn hóa của trung tâm thành phố được thay đổi khang trang hơn để giải quyết bài toán sản phẩm du lịch về đêm. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp...

TS. Trần Thị Mai, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, nguyên Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Du lịch Huế đề xuất xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa nổi tiếng của Huế, chú ý nhấn mạnh nét Huế khi đặt tên sản phẩm, thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm Huế đến các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó là việc xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển du lịch văn hóa của tỉnh, có phân kỳ với nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần có chương trình hành động cụ thể hàng năm. Mỗi năm, xác định các hoạt động ưu tiên và lựa chọn chủ đề tập trung hoạt động quảng bá. Sở Du lịch đã lập kế hoạch năm 2018 là năm du lịch lễ hội, năm 2019 chủ đề có thể là du lịch cộng đồng...

Nhiều ý kiến khác tại hội thảo đề nghị đầu tư thêm kinh phí cho công tác xúc tiến quảng bá và nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường để có sơ sở khoa học đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá. Trong đó cần tập trung khai thác thị trường khách chất lượng cao có suất chi tiêu cao. Nhân tố quan trọng nhất để biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển là con người. Vấn đề nguồn lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy du lịch phát triển, bên cạnh sự quan tâm đầu tư.

Diễn đàn thảo luận 5 chuyên đề của 5 nhóm tác giả, gồm: Tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế; thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển; về phát triển du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế; văn hóa ẩm thực Huế với phát triển du lịch, quá khứ và vấn đề đặt ra hiện nay; phát triển cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, Bạch Mã thành điểm du lịch quốc gia.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top