ClockThứ Ba, 14/07/2020 18:07

Doanh nghiệp và chính quyền cần “sát cánh” cùng nhau

TTH.VN - Ngày 14/7, tại huyện Quảng Điền, Sở Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình du lịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Trải nghiệm tour ngắm hoàng hôn trên phá Tam GiangThêm sắc màu cho vùng quê Ngư Mỹ ThạnhDấu hiệu tích cực của thị trường ô tô Việt NamDiễu hành xe gắn máy cổ và áo dài nhân Ngày Du lịch Việt NamTái cấu trúc du lịch từ tác động của COVID-19Nét đẹp từ lễ hội đua thuyền truyền thống

Du khách tham quan Huế đầu năm 2020

Thiệt hại lớn do dịch bệnh

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển du lịch Huế trong 6 tháng đầu năm 2020. Đặc biệt giai đoạn từ tháng 2 đến tháng hết tháng 4, du lịch trên địa bàn tỉnh hầu như ngừng hoạt động khiến các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch từ đầu năm đều không đạt.

6 tháng đầu năm 2020, Huế đón được 1,136 triệu lượt khách, giảm 54,61% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 538 ngàn lượt, giảm 51,51% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 597 ngàn lượt, giảm 57,08% so cùng kỳ. Khách lưu trú khoảng 555 ngàn lượt, giảm 56,8% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 240 ngàn lượt; giảm 56,1% so với cùng kỳ. Tổng thiệt hại về doanh thu từ du lịch 6 tháng đầu năm ước khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó thiệt hại trực tiếp từ doanh nghiệp du lịch gần 1.000 tỷ đồng.

6 tháng cuối năm, ngành du lịch sẽ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới và xúc tiến, quảng bá điểm đến. Cụ thể, bên cạnh việc nâng cao chất lượng và làm mới các sản phẩm, dịch vụ đang có, tập trung xây dựng và đưa vào phục vụ các sản phẩm, dịch vụ mới trong giai đoạn này. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

“Ngành du lịch sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm mới đang hình thành, tập trung ở các điểm du lịch sinh thái Yes Huế (Nam Đông), tour xe zeep, tour thuyền súp ở đầm phá, dịch vụ sinh thái, chăm sóc sức khỏa gắn với chữa bệnh Thanh Tân... Ngoài ra, tập trung phát triển, tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn để thu hút du khách như: Festival Huế 2020; Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Lễ hội Huế - Kinh đô áo dài; Vnexpress Marathon Huế 2020; các lễ hội khác như: Ngày Hội Lân quốc tế Huế, Ngày hội Hiphop Huế…”, ông Nguyễn Văn Phúc thông tin.

Về triển khai công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, ngành du lịch cho biết sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực quảng bá điểm đến an toàn và thân thiện. Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua truyền thông, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh. Chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các fanpage có lượt theo dõi lớn. 

Đồng thời, chuẩn bị phương án tốt nhất để sẵn sàng kết nối, quảng bá, phục vụ các thị trường du lịch quốc tế ổn định, kiểm soát được dịch bệnh, như Đông Bắc Á, Úc, New Zealand,… khi Chính phủ cho phép thông thương đi lại giữa Việt Nam với các quốc gia này.

Du khách tham gia trải nghiệm chèo thuyền sup trên phá Tam Giang

Còn nhiều khó khăn trong phát triển

Tại hội nghị, các đại biểu, doanh nghiệp du lịch nhìn nhận, du lịch Huế nói chung và các huyện, thị xã nói riêng, dù đã có những kế hoạch, giải pháp trong thời gian qua, song du lịch các địa phương vẫn còn gặp khó khăn trong phát triển.

Như ở huyện Quảng Điền, chưa có nhà đầu tư lớn đến khai thác nên quy mô du lịch còn nhỏ. Huyện có 10 di tích được công nhận, song các di tích vẫn ở mức quản lý, chưa thể  khai thác được du lịch; ở Phú Lộc, dù có nhiều lợi thế về biển, suối thác núi, nhưng nhiều đơn vị cùng quản lý nên khó trong điều hành và đưa ra các chính sách phát triển; hay ở Hương Trà dù có tổ chức một số tour đạp xe về các làng nghề, nhưng chỉ nhỏ lẻ.

Các đại biểu cũng cho biết nhiều thực trạng, như chưa có mẫu thuyền trên phá Tam Giang. Tình hình mất an toàn giao thông trong khai thác du lịch ở một số điểm du lịch. Môi trường du lịch gần đây nổi lên tình trạng nói thách giá, không niêm yết giá cụ thể.

Ngành du lịch các huyện, thị xã đều cho hay, địa phương nào cũng định hướng phát triển du lịch, nhưng biên chế chuyên môn về du lịch gần như không có mà chỉ kiêm nhiệm. Đây là khó khăn khiến các địa phương thiếu chủ động trong tham mưu, lập kế hoạch phát triển.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp cho biết đang gặp rất khó khăn vì dịch bệnh kéo dài, nhất là doanh nghiệp khai thác khách quốc tế, nên Nhà nước có sự hỗ trợ bằng các gói vay vốn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp mong muốn, khi đầu tư các dự án cần được giải quyết thủ tục nhanh hơn, chính quyền địa phương hỗ trợ tốt, bởi trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn trong khâu giải quyết các thủ tục.

Phía cơ quan Nhà nước cho biết chưa có, hoặc ít nhà đầu tư về đầu tư; trong khi đó, doanh nghiệp lại cho rằng địa phương chưa thực sự nhiệt tình khiến doanh nghiệp không “mặn mà”. Do đó, hai bên cần  tìm được tiếng nói chung vì mục tiêu phát triển du lịch. 

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Return to top