ClockThứ Ba, 05/02/2019 16:12

Du khách “xông đất” Huế trong tiết trời khá đẹp

TTH.VN - Ngày mồng Một tết, Huế liên tiếp đón những đoàn khách đến “xông đất” bằng đường bộ, hàng không, đường biển và đường sắt. Thời tiết nắng ráo thêm phần ủng hộ để du khách du xuân, khám phá tết cổ truyền Cố đô.

Đón năm mới trong Hoàng cungChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ mừng tuổi tại Làng trẻ em SOSLễ chùa ngày đầu năm

Du khách du xuân bằng thuyền rồng trong ngày mồng Một Tết

Sáng sớm, du thuyền Silver Shadow (quốc tịch Bahamas) cập cảng Chân Mây đưa gần 500 du khách đến Huế bằng đường biển. Ngay sau đó, các doanh nghiệp đã tổ chức cho 168 khách lên TP. Huế du xuân và khám phá tết cổ truyền. Các điểm mà đoàn khách lựa chọn để du xuân là Đại Nội, các lăng và chùa Thiên Mụ.

Sau đó, đến lượt đường hàng không cũng đưa những vị khách đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế. Du khách Lee Kwok Wai đến từ Đài Loan cho biết, trong dịp tết này, ông chọn Việt Nam để du xuân, trong đó, Huế điểm tham quan đầu tiên. Lý do mà ông chọn Việt Nam là bởi ông biết Việt Nam cũng đón tết cổ truyền như Đài Loan. 

Ghi nhận tại các hãng lữ hành vào Tết Nguyên đán năm nay, số lượng tour tăng hơn so với mọi năm. Đại diện Vietravel Huế thông tin, dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi, riêng trong ngày mồng Một tết, Vietravel tổ chức được 10 đoàn khách thăm các điểm di tích và các điểm lễ hội, vui chơi truyền thống ở Huế. Đặc biệt, đến Huế vào dịp tết, du khách sẽ được tham quan di sản với nhiều hoạt động tái hiện lại tết xưa, chiêm bái các ngôi chùa và cầu an đầu năm.

Là đoàn khách “xông đất” đầu tiên ở cầu ngói Thanh Toàn do Huetourist tổ chức, nữ du khách Lissa đến từ nước Ý chia sẻ, tết cổ truyền của Huế khác xa hoàn toàn ở bên nước Ý, khi chỉ ăn uống, vui chơi, còn ở đây, đi giữa đường phố thấy nhà nào thắp nhang, cúng tổ tiên... yếu tố văn hóa rất cao, phong tục tập quán rất độc đáo…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết,  dự kiến trong dịp tết này (12 ngày từ 31/1 đến 11/2), lượng khách đến tham quan Huế là khoảng 230.000 lượt (tăng 5% so với 2018); trong đó, lượng khách lưu trú là khoảng 119.256 khách (khách quốc tế: 70.806; khách nội địa 48.452). Riêng trong 2 ngày 30 tết và mồng một có khoảng 25.000 lượt khách, tăng 190% so với cùng kỳ năm 2018.

Lượng xe ra vào các bến xe du lịch tăng so với ngày thường

Trong ngay mồng Một, các bến xe du lịch như Nguyễn Hoàng và chùa Thiên Mụ có hiện tượng quá tải. Ban quản lý Bến xe – Bến thuyền TP. Huế cho biết, dự báo khả năng lượng xe đến sẽ tăng, Ban quản lý đã tăng thêm lực lượng để hướng dẫn, điều tiết các xe ra vào bến được lưu thông, tránh ùn tắc.

Sở Du lịch cho biết thêm, ngành đã có các văn bản yêu cầu các cơ sở lưu trú công khai, niêm yết giá dịch vụ; không được tự nâng giá làm mất hình ảnh của du lịch Huế; tạo môi trường thân thiện cho du khách khi đến Huế du xuân. Nếu có những phản ánh liên quan đến môi trường du lịch, du khách có thể gọi đến đường dây nóng của ngành du lịch: 0234. 3828288 và 0234. 3501111.


Clip khách đến Huế bằng đường hàng không:

Một số hình ảnh du khách đến Huế trong ngày mồng Một tết:

Đoàn khách đến Huế bằng đường biển 

Số lượng tour du lịch mà các doanh nghiệp tổ chức tăng so với cùng kỳ

Dù phải làm việc trong ngày tết, song những người làm du lịch vẫn vui vẻ

Du xuân trên sông Hương

Xích lô là phương tiện được nhiều người lựa chọn du xuân

Các ngôi chùa không chỉ thu hút khách địa phương mà cả khách du lịch trong ngày đầu năm

Du khách du xuân trong tiết trơi nắng ráo

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Return to top