ClockThứ Bảy, 15/06/2019 14:00

Du lịch Huế về đêm, có gì?

TTH - Không thể phủ nhận rất nhiều du khách đến Cố đô Huế du lịch đều thích thú với vẻ đẹp của các cung điện, đền chùa, lăng tẩm. Tuy nhiên, khi nghỉ lại đêm, du khách lại phàn nàn Huế quá tối và thiếu các điểm du lịch, dịch vụ giải trí.

Nỗ lực cho Huế lung linhGiới thiệu Đại Nội mở cửa về đêm ở Hà NộiHuế chưa đủ sáng về đêm

Cuối tuần, phố đi bộ có các chương trình âm nhạc đường phố sôi động hút khách. Ảnh: T. Huệ

Nguyễn Phương Minh, bạn tôi ở Hà Nội đang chuẩn bị chuyến hành trình vào du lịch Huế và cũng là lần đầu tiên có kế hoạch ngủ lại đêm vì trước đây mỗi lần du lịch Huế anh chỉ tham quan ban ngày còn ban đêm thì vào Đà Nẵng ở lại. Lý do anh đưa ra, Đà Nẵng đêm về có rất nhiều dịch vụ giải trí. Anh hỏi: “Dạo này Huế về đêm có dịch vụ gì không?”. Nghe vậy, tôi ậm ừ nói qua loa nào là có ca Huế ban đêm trên sông Hương, đi bộ ngắm cầu Trường Tiền, cầu gỗ lim trên sông Hương, nếu vào các ngày cuối tuần thì có phố đi bộ Chu Văn An - Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão… còn dịch vụ giải trí thì chưa có nhiều.

Dạo quanh một vòng ban đêm ở Huế, lượng khách du lịch không nhiều như ở Đà Nẵng, Đà Lạt, Hội An… Bởi Huế đang thiếu vắng các dịch vụ giải trí về đêm như hệ thống phòng trà, quán bar, các tụ điểm biểu diễn ca nhạc ngoài trời, các hoạt động vui chơi mang tính chất cộng đồng, các quán cà phê đẳng cấp cao hay hệ thống các dịch vụ bán hàng lưu niệm. Bên cạnh đó, ánh sáng ban đêm ở Huế cũng chưa đủ sáng khiến cho du khách ngại tản bộ, ngắm phố đêm.

Chị Nguyễn Lan Anh, du khách đến từ tỉnh Tuyên Quang cho hay: “Vừa rồi, tôi có nghỉ lại tại Huế, sau khi đi nghe ca Huế trên sông Hương, đoàn chúng tôi quyết định sang Đại Nội chụp ảnh nhưng khi đến đó thấy quá vắng người, hơn nữa điện chiếu sáng nơi đây quá yếu nên đoàn chúng tôi cảm thấy không an tâm lắm đành phải quay về”. Anh Trần Phương Vũ, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh nói: “Nghỉ lại ban đêm ở Huế không biết đi chơi ở đâu, muốn đi nghe nhạc cũng không biết địa điểm nào, ra đường cũng ít thấy các dịch vụ giải trí”.

Du lịch ở Huế về đêm, có gì? Quả là câu hỏi đau đáu khiến chúng tôi cảm thấy có cái gì đó chưa thật trọn vẹn để đón dòng khách du lịch lưu trú. Thật tình mà nói, bao năm qua, ngành du lịch của tỉnh cũng đã trăn trở về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có được một phương án nào tối ưu để giúp cho khách lưu trú ở Huế nhiều hơn. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thu từ du lịch.

Nhiều chuyên gia trong ngành du lịch nói rằng: Chúng ta không thể phủ nhận rất nhiều du khách đến Cố đô Huế du lịch đều thích thú với vẻ đẹp của các cung điện, đền chùa và lăng tẩm nơi đây. Tuy nhiên, khi nghỉ lại đêm, du khách lại phàn nàn Huế quá tối và thiếu các điểm du lịch, dịch vụ giải trí. Vấn đề này các nhà hoạch định chiến lược du lịch của tỉnh phải tính đến để làm sao ngành du lịch tỉnh nhà cất cánh.

Cũng theo ý kiến của các chuyên gia du lịch, tỉnh nên có các giải pháp đồng bộ, chẳng hạn: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở các tụ điểm phòng trà, các quán cà phê với thiết kế hiện đại, sang trọng; tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích Học viện Âm nhạc Huế, Nhà hát Ca kịch Huế, Nhà hát Cung đình Huế, Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh... luân phiên tổ chức các tụ điểm ca nhạc công cộng phục vụ công chúng và du khách; mở các hội bài chòi để giúp du khách hiểu hơn về văn hóa truyền thống Huế; đề nghị Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh thường xuyên tổ chức các đêm thơ, nhạc; triển lãm ảnh, mỹ thuật; nghiên cứu thêm các phương án tăng thêm ngày ở các tuyến phố đi bộ thay vì chỉ tổ chức vào dịp cuối tuần; nghiên cứu lắp thêm các đèn chiếu sáng đô thị… Nếu tích cực triển khai các giải pháp trên, chắc chắc Huế về đêm sẽ vui nhộn và sống động hơn, du khách sẽ đến và lưu trú nhiều hơn.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top