ClockThứ Năm, 25/07/2019 13:30

Khai thác du lịch trên đầm Cầu Hai

TTH - Dù được giá có thế mạnh để phát triển du lịch, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các tour, tuyến khám phá đầm Cầu Hai để phục vụ du khách.

Đánh thức kho báu du lịch đầm Cầu HaiDu lịch gắn bảo vệ thiên nhiên

Đầm Cầu Hai có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Ảnh: Văn Đình Huy

Chưa có tour về đầm Cầu Hai

Đầm Cầu Hai kết hợp cùng với phá Tam Giang trở thành hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Xét về môi trường, yếu tố tự nhiên và tiềm năng phát triển du lịch, đầm Cầu Hai chẳng thua kém phá Tam Giang, thậm chí còn được đánh giá cao hơn về cảnh quan thiên nhiên.

Dù thế, trong khi phá Tam Giang được tận dụng khai thác nhiều về du lịch, các tour tuyến liên tục đưa khách về tham quan, trải nghiệm, qua đó, tăng sinh kế cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, trong khi đầm Cầu Hai vẫn còn yên ắng trong việc phục vụ khách du lịch. Theo Hội Lữ hành tỉnh, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào ở Huế xây dựng tour, tuyến đưa khách về đầm Cầu Hai.

Công ty Du lịch Nụ Cười Huế có khai thác tour đạp xe về khu vực các xã thuộc khu Ba của huyện Phú Lộc, điểm cuối của tour là núi Túy Vân (Vinh Hiền). Chị Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc công ty cho biết, khi xây dựng tour, rất muốn kết hợp với các điểm của đầm Cầu Hai để khách tham quan, trải nghiệm, nhưng dọc quãng đường, chưa có điểm nào phù hợp để đưa khách vào.

Ông Trương Thành Minh, Chủ tịch Hội Lữ hành đánh giá, lâu nay vẫn có khá nhiều khách lẻ đến với đầm Cầu Hai, tuy nhiên, chủ yếu là khách đi phượt, theo hình thức khám phá. Sở dĩ đầm Cầu Hai vẫn chưa thu hút khách đi tour là thiếu hẳn các dịch vụ cần thiết để phục vụ khách, như ăn uống, homestay, trải nghiệm làm ngư dân... Khoảng cách giữa đầm Cầu Hai với TP. Huế cũng là lý do khiến Cầu Hai khó thu hút khách.

Đầm Cầu Hai nhìn từ xã Lộc Bình

Năm 2017, UBND huyện Phú Lộc triển khai kế hoạch phát triển du lịch; trong đó, các sản phẩm, dịch vụ, tour tuyến trên đầm Cầu Hai được chú trọng triển khai. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, sự chuyển biến chưa có nhiều. Chỉ mới “khởi động” tại điểm du lịch cộng đồng Gành Lăng (Lộc Bình), song, mức độ thu hút khách khá khiêm tốn.

Nguồn lực và nhân lực là hai cái khó lớn nhất, khiến việc phát triển du lịch trên đầm Cầu Hai chưa được như kỳ vọng. Lâu nay, du lịch Cầu Hai mới dừng lại ở khâu quảng bá hình ảnh là chính. Còn những đầu tư cơ bản cho phát triển du lịch như hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất vẫn phải lồng ghép trong các chương trình phát triển nông thôn của địa phương.

Thêm giải pháp

Ông Phạm Hữu Chung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc cho biết, huyện đang phối hợp với các doanh nghiệp du lịch và Khoa Du lịch Huế (Đại học Huế) tiến hành khảo sát các điểm được đánh giá có khả năng phát triển du lịch trên đầm Cầu Hai. Thông qua chuyến khảo sát này để phân tích những khó khăn, yếu điểm của du lịch trên đầm Cầu Hai để có giải pháp khắc phục, đặt mục tiêu sớm hình thành được tour du lịch trải nghiệm “làm ngư dân trên đầm phá”.

Để những tour du lịch trên đầm Cầu Hai hình thành và phát triển, kinh nghiệm từ những địa phương khác cho thấy, cần những mô hình du lịch cộng đồng mẫu, gắn kết được người dân và doanh nghiệp. Hoặc có những sự đầu tư từ phía doanh nghiệp để hình thành được những sản phẩm, dịch vụ mới khác biệt và có chất lượng.

Theo Sở Du lịch, HĐND tỉnh vừa thông qua cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là cơ hội để đầm Cầu Hai tận dụng được nguồn lực xây dựng phát triển các dịch vụ.

Ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, huyện đang sắp xếp và quy hoạch lại hệ thống nhà hàng, các cơ sở ăn uống được khai thác trên đầm Cầu Hai, nhất là chuỗi các nhà hàng nổi phục vụ du khách. Phú Lộc đang tăng cường thu hút đầu tư, khai thác dịch vụ trên đầm. Huyện sẽ hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng,  khai thác các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến văn hóa ẩm thực của địa phương quanh đầm Cầu Hai để giới thiệu cho du khách. Bên cạnh đó, đánh giá lại hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng Gành Lăng để rút kinh nghiệm, triển khai các mô hình khác hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top