ClockThứ Hai, 16/07/2018 13:00

Lữ hành Huế chưa vì lợi ích chung

TTH - Do không có người đủ năng lực, uy tín để đảm nhiệm Chủ tịch Chi hội Lữ hành, nên người “bị” chọn lại là Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành châu Âu ấn tượng với các điểm du lịch của HuếThiếu chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

 Lữ hành Huế chỉ trực tiếp đưa khách về Huế 3% trong tổng 3,8 triệu lượt khách đến Huế trong năm 2017

Thiếu doanh nghiệp “đầu tàu”

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Du lịch, vai trò của doanh nghiệp lữ hành (DNLH) quyết định đến 70 - 80% lượng khách mỗi điểm đến. Địa phương nào có DNLH mạnh thì tốc độ phát triển ổn định. Khoảng hai năm gần đây, lượng khách đến Huế tăng trưởng khá, tuy nhiên, chỉ có 3% trong tổng số khách đến Huế trong năm 2017 là do các DNLH ở Huế trực tiếp đưa về. Một phần nguyên nhân khiến lữ hành Huế chưa đủ sức vươn ra “biển lớn” là do các doanh nghiệp thiếu đoàn kết, ít hỗ trợ nhau trong kinh doanh, thậm chí nhiều đơn vị lữ hành còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, giành giật khách của nhau.

Cuối năm 2017, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến Huế và họ tự tin khẳng định sẽ đưa đến Cố đô khoảng 30.000 khách trong năm 2018. Họ yêu cầu phía các doanh nghiệp Huế cung ứng bằng cách tăng thêm các dịch vụ gia tăng, chứ không cần hạ giá. Điều đáng tiếc là, phía Huế chưa thể đáp ứng yêu cầu tưởng chừng dễ thực hiện này. Trong các lý do khiến việc hợp tác đi vào “ngõ cụt” là do doanh nghiệp Huế mà cụ thể là lữ hành chưa liên kết để đáp ứng các nhu cầu mà đối tác đặt ra.

Lâu nay, Huế thiếu các DNLH lớn, đủ sức làm đầu tàu để kéo đoàn tàu lữ hành chạy ổn định. Huế thiếu những giám đốc đủ năng lực, uy tín để kêu gọi, gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau. Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cũng phải nhìn nhận, người được uy tín lại không vì cái chung; người sẵn sàng vì cái chung thì những người khác không tín nhiệm, làm gì cũng không được; trong khi đó, người hội tụ được hai tiêu chí trên thì lại không giỏi về chuyên môn lữ hành… Điều này khiến nhiều năm, lữ hành Huế vẫn “án binh, bất động”.

Trao đổi với một giám đốc lữ hành được đánh giá có uy tín, đủ khả năng kêu gọi sự đoàn kết trong doanh nghiệp, đã giữ chức Chủ tịch Chi hội Lữ hành trong khoảng thời gian 1 năm, vị này thẳng thắn chia sẻ, công việc của công ty quá nhiều, lại có định hướng mở rộng chi nhánh sang các thị trường trọng điểm của công ty, thời gian đi nước ngoài đến 6 tháng trong 1 năm. Không có thời gian, bỏ bê công việc chung nên đành xin rút lui.

Ông Đinh Mạnh Thắng cho hay, với sự cạnh tranh về điểm đến đang trở nên gay gắt, nếu không sớm "vực dậy", Huế sẽ còn bị động hơn trong việc thu hút khách du lịch. Nhìn ở nhiều địa phương khác, khi lữ hành mạnh, điểm đến sẽ thu hút rất nhiều khách. “Đó là lý do mà qua nhiều cuộc họp gần đây, Hiệp hội Du lịch phải mời Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đảm nhiệm vai trò kết nối các doanh nghiệp", ông Thắng nói.

Vì cái chung

Một số doanh nghiệp cho hay, hội ngành nghề là diễn đàn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập ra và điều hành hoạt động của hội. Cơ quan quản  lý Nhà nước chỉ theo dõi, định hướng hoạt động và điều chỉnh để hội hoạt động đúng khuôn khổ. Do vậy, khi lãnh đạo ngành làm Chủ tịch Chi hội Lữ hành sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, sẽ làm mất tính năng động của hội.

Ông Đinh Mạnh Thắng giải thích, Chi hội Lữ hành đã thành lập được 3 năm, nhưng những người từng đảm nhiệm Chủ tịch Chi hội chưa phát huy tốt vai trò đầu tàu. Ở nhiều địa phương khác, khi doanh nghiệp không thể đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong hội ngành nghề, vẫn lấy những người đang đương nhiệm ở cơ quan quản lý Nhà nước có chuyên môn sang. Khi đó, rất thuận lợi kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ công việc hiệu quả, nhất là trong công tác xúc tiến quảng du lịch. Khi quảng bá, hiệp hội sẽ đi riêng, cơ quan Nhà nước đi riêng. Nay cả hai cùng kết hợp sẽ có nguồn kinh phí lớn hơn để quảng bá được ở các thị trường phải tốn nhiều kinh phí, như ở châu Âu chẳng hạn.

Vấn đề đặt ra, liệu sẽ có việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, ông Đinh Mạnh Thắng khẳng định, việc này hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Để đảm bảo tính khách quan, sẽ có cơ chế giám sát. Chọn Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là bởi người này có uy tín trong doanh nghiệp, sẽ vì lợi ích chung.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top