ClockThứ Ba, 24/03/2020 06:30

Ngành du lịch chấp nhận “đứng yên” để tương lai bứt phá

TTH - Việt Nam chính thức không đón khách quốc tế đến du lịch để phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả nhất, đồng nghĩa với ngành du lịch “tê liệt” vì không có khách để phục vụ. Theo các doanh nghiệp, đây là điều bất khả kháng.

12 du khách đầu tiên hết thời gian cách ly ở Sun&Sea Resort

Các doanh nghiệp áp dụng nghiêm các giải pháp phòng chống dịch bệnh khi phục vụ khách

Bất khả kháng

Là người có kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động du lịch, từ ngày đầu tiên mà du lịch Huế đón những vị khách đầu tiên đến thăm thú, khám phá di sản, ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh chia sẻ, chưa bao giờ ngành du lịch lại rơi vào tình huống khó khăn như hiện tại. Trước đây, lượng khách đến có thể giảm, nhưng việc ngừng hẳn như hiện tại là chưa có tiền lệ.

Không chỉ không có khách, một tâm lý chung cũng chưa bao giờ có trong tiền lệ nữa là những người làm du lịch lại lo ngại tiếp xúc với các du khách, những người đến để tiêu tiền. Nhiều đơn vị phải chấp nhận chọn phương án tạm ngừng hoạt động đón khách vì sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và du khách.

Qua trao đổi với nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, một tâm trạng chung hiện nay là chấp nhận khó khăn, thiệt hại mà dịch bệnh COVID-19 đang gây ra cho ngành du lịch. Đây là dịch bệnh mà không một ai mong muốn xảy ra. Do đó, việc ngừng nhập cảnh, tạm thời không đón khách lúc này là giải pháp buộc phải làm để khống chế dịch bệnh và được doanh nghiệp ủng hộ.

Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel - Chi nhánh Huế cho rằng, thời điểm này, tất cả doanh nghiệp du lịch đều “tê liệt” vì dịch bệnh. Trong tình thế này, hạn chế di chuyển sẽ giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, vì thế, chúng tôi chọn phương án “đứng yên”, chấp nhận những tổn thất. Có thể chấp nhận thiệt hại hiện tại để chuẩn bị lực đẩy mạnh hơn khi dịch được khống chế.

Đại diện Saigontourist – Chi nhánh Huế cũng thông tin, từ khoảng đầu tháng 3/2020, từ khi châu Âu bùng phát dịch bệnh, chi nhánh công ty đã không còn nhận tour đến tham quan khu vực miền Trung nói chung và Huế nói riêng.

Qua ghi nhận ở lĩnh vực lưu trú, tính đến ngày 22/3, đã có nhiều khách sạn thông báo đến ngành du lịch tạm thời đóng cửa vì dịch bệnh. Nhiều cơ sở khác chưa đóng cũng đang hoạt động cầm chừng và hạn chế đón khách.

Chia sẻ khó khăn

Khó khăn là điều khó tránh khỏi đối với ngành du lịch lúc này. Dù vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đang rất tích cực, hỗ trợ tối đa cùng với cơ quan quản lý trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đối với du khách, lao động trong ngành. Như Khu nghỉ dưỡng Sun & Sea resort sẵn sàng làm nơi cách ly cho du khách. Sắp tới sẽ có thêm một số cơ sở lưu trú khác cũng sẵn sàng làm nơi cách ly người nghi nhiễm COVID-19 hoặc từ nước ngoài trở về theo quy định.

Lãnh đạo ngành du lịch trao chứng nhận hết thời gian cách ly đối với du khách khi đến Huế du lịch không may được xác định có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, dù đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, song khi được ngành đặt vấn đề có những hỗ trợ, các gói khuyến mãi để tặng kèm cho du khách không may đến Huế du lịch mà phải cách ly, các doanh nghiệp đã sẵn sàng phối hợp; góp phần thể hiện sự mến khách, thân thiện của ngành du lịch Huế đối với khách.

Theo ông Nguyễn Đăng Nhẫn, Giám đốc điều hành Khách sạn Hương Giang, hiện tại khách sạn vẫn duy trì phục vụ khách, trên cơ sở áp dụng những biện pháp để phòng chống dịch bệnh. Quan điểm của khách sạn là dù chỉ còn một khách cũng sẽ phục vụ tốt nhất. Đây cũng là thời điểm để khách sạn tranh thủ nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục của khách sạn, đào tạo, nâng cao kỹ năng của nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp khi du lịch phục hồi trở lại.

Đại diện Công ty cổ phần du lịch DMZ chia sẻ, trong thời gian khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, công ty quyết định đóng cửa DMZ bar đến ngày 30/4, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho khách hàng và nhân viên. Trong thời gian này, công ty này sẽ sửa sang các cơ sở, hy vọng tạo ra điểm đến hấp dẫn hơn đối với du khách sau này.

Theo Hiệp hội Du lịch, qua việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch COVID-19, sẽ giúp các doanh nghiệp rút ra được những bài học, tìm ra những cơ hội để khôi phục và phát triển bền vững sau dịch. Du lịch Huế cũng nhìn thấy khuyết điểm, tìm ra những sản phẩm phù hợp, hướng đến thị trường ổn định, bền vững, lưu trú dài ngày, có mức chi trả cao,…

“Quy luật phát triển du lịch là theo sơ đồ hình “sin”, có thời điểm lên cao trào và có lúc thoái trào. Do đó, chắc chắn du lịch toàn cầu, trong nước và Huế nói riêng sẽ phục hồi sau khi dịch bệnh kết thúc. Trong tương lai, Huế vẫn sẽ là điểm đến được du khách lựa chọn”, ông Đinh Mạnh Thắng tin tưởng.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top