ClockThứ Bảy, 05/03/2022 07:00

Nơi an lành là du khách tìm đến

A Lưới sẵn sàng “mở cửa” du lịchTiếp đà phục hồi du lịch

Việt Nam đang chuẩn bị mở cửa để đón du khách quốc tế trở lại vào ngày 15/3 này, để thật sự thích ứng một cách an toàn và hiệu quả với dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng đã nhanh chóng mở cửa biên giới để trở lại với cuộc sống bình thường sau đại dịch. Nhân loại đang háo hức đi du lịch, để bù đắp cho những tháng ngày gian khổ vật lộn với dịch bệnh. Để chữa lành những chấn thương thể xác và tinh thần, để xoa dịu nỗi đau COVID-19...

Du khách đến cầu ngói Thanh Toàn (Thủy Thanh, TX. Hương Thủy) dịp địa phương này tổ chức “Chợ quê ngày hội”

Trong khi đó, chiến sự lại bùng nổ. Không chỉ người dân Ukraine và Nga đang lao đao, mà cả châu Âu cũng trở nên bất an. Và không chỉ châu Âu mà cả thế giới cũng đang lo âu, khi “bóng ma”chiến tranh và nghèo đói lại rập rình đe dọa.

Nền kinh tế sẽ hồi phục ra sao, khi hậu quả nặng nề của cơn đại dịch chưa khắc phục xong thì chiến sự lại bày ra thêm những khó khăn mới? Đặc biệt là du lịch, ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất và cũng được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất sau đại dịch. Liệu du khách có e ngại khi rời ngôi nhà yên ổn của mình để đi đến một nơi xa xôi mà vui chơi, khi dịch bệnh chưa nguôi mà chiến sự vẫn đang nóng lên từng ngày?

Câu trả lời là: họ vẫn đi du lịch. Vì họ đang rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn, sau hơn hai năm bị dịch bệnh hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Vì nhân loại đã quá mệt mỏi với chiến sự và họ cũng muốn tránh xa nỗi phiền muộn đã quá ư cũ rích đó. Và tất nhiên, họ sẽ tìm đến những vùng đất an lành. Chiến sự nếu ác liệt hơn thì nơi an lành càng là nơi du khách muốn tìm đến. Những vùng đất bình yên như Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn với du khách quốc tế, nhất là khách châu Âu, kể cả khách Nga và Ukraine.

Tổng cục Du lịch cho biết, ngay sau khi Việt Nam mở cửa đón du khách quốc tế, lượng tìm kiếm trên mạng về du lịch Việt Nam đã tăng vọt, riêng tháng 1/2022 tăng hơn 200% so với tháng 12 năm trước. Đó là sức bật của nhu cầu du lịch bị nén lại sau hơn hai năm “bó gối” vì đại dịch. Thời điểm này, nếu việc quảng bá - tiếp thị cho điểm đến bình yên này được tăng cường, cùng với việc đi lại đảm bảo an toàn, thì mùa du lịch xuân hè năm nay sẽ tấp nập khách quốc tế.

Tại hội thảo “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới” diễn ra chiều 24/2 vừa rồi, ông Vũ Nam (Vụ phó Vụ Thị trường Du lịch - Tổng cục Du lịch) đã phân tích về bốn xu hướng nổi bật của du lịch thế giới hiện nay. Trong đó, du lịch xanh, du lịch nông thôn, du lịch chữa bệnh đang là xu hướng phổ biến. “Hoạt động du lịch chữa bệnh sẽ phục hồi 100% sau COVID-19. Các nước Phần Lan, Thụy Sĩ đang đầu tư và phát triển mạnh dịch vụ này. Đây là sản phẩm du lịch mà Việt Nam nên nghiên cứu”, ông Nam nói.

Xu hướng du lịch này cũng đã được dự báo từ khi dịch bệnh đang hoành hành. Sau cơn bệnh là nhu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe, là được vui chơi thư thái trong thiên nhiên tươi xanh và bầu không khí trong lành. Huế chính là nơi đáp ứng cho nhu cầu đó, với những khu nghỉ dưỡng biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nước nóng Thanh Tân, Mỹ An, nhà vườn Nguyệt Biều, núi rừng A Lưới... Tiếc là sản phẩm du lịch chữa bệnh bằng Đông y vốn là thế mạnh và đặc sắc của Huế lại chậm chân với nhu cầu du lịch chữa bệnh sau đại dịch. Đại Nam Thái y viện sau một thời gian mở cửa đón du khách không hiểu sao lại đóng cửa.

Du khách đến Huế trong những ngày đầu xuân vừa rồi rất thích thú với nước khoáng nóng Alba Thanh Tân và đặc biệt là khu nghỉ dưỡng Kawara My An Onsen Resort vừa mới khai trương tháng 5/2021. Đây là khu nghỉ dưỡng và chữa bệnh bằng nước khoáng nóng theo phương pháp Onsen truyền thống Nhật Bản, với hàm lượng khoáng hóa cao có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, xương khớp và chăm sóc da. Nếu các sản phẩm “bệnh viện - khách sạn”, Thái y viện, du lịch thiền tập, yoga... sớm ra đời, thì Huế sẽ là một điểm đến du lịch chữa bệnh rất hấp dẫn.

Từ khi dịch bệnh đang hoành hành thì người ta đã dự báo sự hồi phục của nhu cầu du lịch cũng như ngành du lịch, sẽ bùng nổ sau dịch như lò xo nén lâu ngày. Nếu lúc này mà vẫn còn “nghiên cứu”, vẫn còn nói đến khó khăn, thì dịch bệnh và chiến sự không phải là nguyên nhân khiến ngành du lịch kiệt quệ. Huế là điểm đến an lành và sự an lành đó đã được thế giới biết đến. Nhưng du khách có lựa chọn Huế làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng sự an lành đó hay không, đều là do chủ nhà quyết định!

Bài: MINH TỰ - Ảnh: LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top