ClockThứ Hai, 22/04/2019 06:45

Văn hóa - di sản & biển là tương lai của du lịch

TTH - Du lịch khu vực miền Trung được định hướng phát triển dựa trên hai trục sản phẩm chính: văn hóa – di sản và nghỉ dưỡng biển. Huế là một trong ít điểm đến nắm giữ cả hai lợi thế này.

Du lịch cộng đồng, nghĩ từ những điều tận thấy ở Thủy ThanhAn toàn cho mùa du lịch biểnĐô thị du lịch ở “Vịnh đẹp thế giới”

Laguna, khu nghỉ dưỡng ở vịnh Chân Mây - Lăng Cô đang tiếp tục được nâng cấp lên 2 tỷ USD

Xác định hướng phát triển

Nếu bàn về thế mạnh để phát triển, du lịch Huế dựa trên hai trục sản phẩm chính là văn hóa - di sản và du lịch biển, chắc hẳn những người quan tâm và yêu Huế đều đã biết. Về văn hóa - di sản, Huế là điểm đến được đánh giá có tính hấp dẫn bậc nhất của cả nước bởi có hệ thống di sản vật thể và phi vật thể “đồ sộ” đã được công nhận di sản thế giới; bề dày lịch sử, lễ hội độc đáo, nơi giao thoa của văn hóa Việt và Chăm Pa tạo nên văn hóa đặc trưng riêng về đời sống, kiến trúc… của vùng đất Cố đô.

Về du lịch biển và những sản phẩm gắn với biển, có thể khẳng định Huế không thua kém bất kỳ điểm đến nổi tiếng về du lịch biển nào trong cả nước. Huế có đường bờ biển dài 128km với những bãi biển không chỉ được liệt kê vào hàng đẹp nhất Việt Nam mà cả thế giới công nhận, như Thuận An, Vinh Thanh, Hàm Rồng, Lộc Bình, Cảnh Dương… và đặc biệt là Lăng Cô. Hầu hết bãi biển ở Huế sạch, còn hoang sơ và chưa khai thác nhiều.

Trong văn bản kết luận sau hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” gần đây, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, thế mạnh về du lịch của miền Trung là văn hóa – di sản và biển. Đây cũng là định hướng phát triển được Chính phủ xác định mà các địa phương phải tập trung nhân lực, vật lực để triển khai, hình thành được những sản phẩm hấp dẫn, đẳng cấp và chất lượng. Cũng theo kết luận của Thủ tướng, mục tiêu được đặt ra là khu vực miền Trung, trong đó Huế là hạt nhân sẽ trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu đối với du khách quốc tế khi đến với Việt Nam.

Du khách đến Huế và tham gia các trò chơi teambuiding trên bãi biển

Chủ trương, định hướng cho sự phát triển đã được khẳng định. Về định hướng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng như của tỉnh thời gian đến cũng được xác định rất cụ thể. Đối với tỉnh ta, văn hóa – di sản là cốt lõi và phát triển du lịch biển làm đối trọng, qua đó tăng khả năng thu hút và giữ chân du khách. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng đã chọn Chân Mây – Lăng Cô làm đô thị du lịch biển trong tương lai với chuỗi các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, sang trọng. Chính phủ cũng đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương đến năm 2025 tầm nhìn 2030, theo đó, định hướng khu vực này sẽ trở thành đô thị du lịch ven biển hàng đầu của cả nước trong tương lai.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngoài các dự án “khủng” ở Chân Mây – Lăng Cô, các bãi biển khác, như Lộc Bình, Vinh Hiền, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Hải Dương, Quảng Công… đều đã có những dự án tầm cỡ đầu tư. Khi những dự án này triển khai và đi vào hoạt động sẽ tạo nên chuỗi các resort, khu nghỉ dưỡng kéo dài dọc bờ biển. Khi đó, du lịch biển sẽ trở thành vệ tinh bao quanh đô thị di sản trung tâm TP. Huế.

Các chuyên gia phân tích, sự kết hợp giữa hai dòng sản phẩm văn hóa – di sản với nghỉ dưỡng biển sẽ tạo nên sự hoàn hảo cho mỗi điểm đến. Nếu văn hóa – di sản có sức hút khách đến khám phá, trải nghiệm, thì nghỉ dưỡng biển sẽ giữ chân du khách ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn.

Thêm các sản phẩm gắn với biển

Một trong những chủ trương quan trọng nhất mà Chính phủ đồng ý với các tỉnh miền Trung nói chung và Huế nói riêng là tạo cơ chế “đặc biệt” để tăng khả năng phát triển những đô thị du lịch biển, khi tuyến đường ven biển đi qua các địa phương sẽ được hình thành. Với tuyến đường này, được xem như chiếc chìa khóa gỡ nút thắt cho Huế về hạ tầng giao thông, yếu điểm lớn nhất của Huế lâu nay, mở ra cơ hội phát triển cho địa phương.

Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, hạ tầng du lịch, nhất là từ trung tâm TP. Huế về các điểm du lịch biển còn hạn chế. Chẳng hạn như ở Chân Mây – Lăng Cô, giao thông vẫn chưa được thuận lợi. Tuyến đường ven biển kết nối từ Lăng Cô đến Lộc Vĩnh hiện nay cũng rất nhỏ, trong khi lưu lượng qua đây lại lớn.

Ông Trương Thành Minh, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh cho hay, để hai dòng sản phẩm này kết hợp hài hòa với nhau thì nội hàm của hai dòng sản phẩm cần phải khắc phục những hạn chế, nhất là hình thành thêm các sản phẩm và chất lượng gắn với biển. Ngoài nghỉ dưỡng biển dành cho những dòng khách cao cấp, các bãi biển cần kết hợp thêm các dịch vụ giải trí, thể thao trên biển, các tour lặn biển… để du khách có nhiều lựa chọn.

Hội Lữ hành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa có những chuyến khảo sát tại Huế và làm việc với Hội Lữ hành Huế để xây dựng các tour tuyến cho mùa hè năm 2019. Các doanh nghiệp du lịch ở hai đầu đất nước cho rằng, so với các điểm đến có thế mạnh về văn hóa – di sản khác, di sản Huế vẫn đang giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút khách, còn các điểm khác gần như bão hòa. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Huế có thêm các sản phẩm gắn với biển. Ngoài những resort cao cấp, những khách sạn có giá phù hợp gắn với biển Huế cần sớm hình thành để thu hút đa dạng dòng khách và thuận lợi xây dựng tour tuyến.

Một việc khác mà Huế đang mắc phải là đang dồn khá nhiều lực cho các sản phẩm khác. Những năm qua, Huế tổ chức nhiều chuyến khảo sát đến các sản phẩm gắn làng nghề, sinh thái, cộng đồng… trong khi đó, du lịch biển, sản phẩm gắn kết với văn hóa – di sản hiệu quả nhất, quyết định đến yếu tố “sống còn” của du lịch Huế biển vẫn chưa có những chuyến kích cầu thực sự.

Du lịch biển luôn có sức hút lớn với du khách. Nếu có sự kết hợp tốt với thế mạnh về di sản – văn hóa, du lịch Huế sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top