ClockThứ Hai, 05/12/2022 06:14
KHÁCH THÁI GẦN NHƯ KHÔNG THAM QUAN DI SẢN KHI ĐẾN HUẾ:

Xác định nguyên nhân để tháo gỡ

TTH - Theo ước tính từ Hội Lữ hành tỉnh, thời gian qua mỗi ngày Huế đón khoảng trên dưới 1.000 khách Thái Lan, nhưng một sự thật là gần như toàn bộ chỉ đến bên ngoài chứ không vào tham quan Đại Nội và một số điểm di sản khác.

Lan tỏa giá trị du lịch Huế trên đất TháiĐoàn khách theo chuyến bay charter từ Bangkok thăm Hoàng cung HuếNhiều kỳ vọng từ tuyến bay charter

Doanh nghiệp Huế giới thiệu các sản phẩm đến doanh nghiệp Thái Lan

Chụp ảnh bên ngoài rồi đi

Một ngày giữa tháng 11/2022, nhìn thoáng qua sẽ rất vui mừng khi ở khu vực Quảng trường Ngọ Môn, trước lầu Ngũ Phụng (Đại Nội) tập trung rất nhiều du khách đi theo tour. Qua quan sát, khách đi theo đoàn chủ yếu là khách Thái Lan. Nhưng khi quan sát kỹ hơn thì nhiều đoàn khách đến, tập trung chụp ảnh ở khu vực Quảng trường Ngọ Môn khoảng 30 phút. Sau đó, các đoàn không di chuyển tiếp để vào tham quan Đại Nội mà trở ra và kết thúc tham quan tại khu vực Đại Nội.

Đem thắc mắc này trao đổi với lực lượng bảo vệ ở Đại Nội thì được biết, gần như toàn bộ khách Thái Lan đến dừng bên ngoài mà không vào bên trong Đại Nội để tham quan. Hiện tượng này xảy ra đã một thời gian và chủ yếu là khách đến từ Thái Lan, còn các thị trường khác vẫn vào tham quan bình thường.

Trao đổi với một hướng dẫn viên dẫn khách Thái Lan đến chụp ảnh trước Đại Nội rồi đi, được biết đó là yêu cầu từ phía đơn vị lữ hành bên Thái Lan. Trong quá trình phục vụ khách, hướng dẫn viên được yêu cầu trao đổi với khách rằng bên trong Đại Nội đang trùng tu những công trình quan trọng, đặc biệt là điện Thái Hòa. Vào bên trong hiện nay không có gì nổi bật, nên tham quan và chụp ảnh trước Đại Nội là như đã tham quan được di tích quan trọng nhất ở Huế.

Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh thông tin, mỗi ngày có đến 10 chuyến bay từ Thái Lan sang miền Trung (đáp ở Đà Nẵng). Qua thông tin từ các đối tác, liên tiếp trong 2 tháng 10 và 11/11, mỗi ngày có đến trên dưới 1.000 khách Thái Lan ra Huế đi tham quan, chiếm 70-80%  thị phần khách quốc tế đến Huế. Đông là như thế, nhưng tỷ lệ vào tham quan Đại Nội và các điểm di sản lại là rất ít. Khách đến chụp ảnh phía trước rồi di chuyển đến địa điểm khác.

Khách Thái Lan tham quan TP. Huế bằng xích lô

“Trước thực tế này, doanh nghiệp đã phản ánh đến cơ quan chức năng để tìm cách tháo gỡ. Bên cạnh việc điện Thái Hòa, điểm tham quan quan trọng nhất trong Đại Nội đang hạ giải trùng tu, nguyên nhân nữa là việc cắt giảm điểm đến nhằm giảm chi phí tour từ các doanh nghiệp. Thị trường khách Thái đi du lịch đang bị chi phối nhiều về giá tour. Trong kinh doanh, tham quan ở đâu, số lượng bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là lợi nhuận của doanh nghiệp và du khách vẫn chấp nhận được. Vì vậy, phía các doanh nghiệp Thái Lan sẵn sàng cắt giảm điểm Đại Nội để giảm chi phí tour. Với giá vé 200 nghìn đồng/khách, tương đương khoảng 8 USD, nếu 1 khách là ít, nhưng số lượng gấp nghìn lần, thì đó là con số không nhỏ chút nào”, ông Cơ phân tích.

Không chỉ Đại Nội mà một số điểm đến khác có bán vé thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, khách Thái Lan cũng không lựa chọn để đi tham quan. Nhiều đoàn ra Huế tham quan, ăn trưa, đi xích lô rồi quay trở lại Đà Nẵng trong ngày, nguồn thu từ dòng khách này đang rất thấp.

Cần nhìn cả hai phía

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, các hãng lữ hành tổ chức lại tour khi đến Huế cho đối tác phía Thái Lan chủ yếu là đến từ Đà Nẵng. Ngành du lịch Huế đang trong quá trình trao đổi thông tin với các đơn vị lữ hành để tìm cách tháo gỡ. Đại Nội là công trình, điểm đến mang tính biểu tượng của du lịch Huế. Việc khách không vào tham quan, không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà rất dễ xảy ra những nhìn nhận chưa đầy đủ của du khách khi đến với Huế; thậm chí kể cả những hiểu lầm đáng tiếc về điểm đến.

Để tìm cách tháo gỡ, đầu tiên phải xác định đúng các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để có giải pháp phù hợp. Đầu tiên là phía các doanh nghiệp ở Thái Lan và Đà Nẵng đưa khách đến Huế, cần đưa Đại Nội vào lịch trình tour như là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến Huế.

Quá trình tìm hiểu sự việc, có một chi tiết cần được chấn chỉnh kịp thời là chính một số đơn vị, cá nhân cung ứng dịch vụ tại Huế để được phục vụ khách sẵn sàng “nói xấu” các điểm đến trong tỉnh. Chỉ vì một số lợi nhuận, thu nhập trước mắt, mà họ sẵn sàng làm ảnh hưởng điểm đến lâu dài.

Theo ông Đỗ Ngọc Cơ, nói đi phải cần nói lại với chính điểm đến, cụ thể là các điểm di sản ở Huế. Như thông tin điện Thái Hòa trùng tu, lữ hành muốn cắt giảm điểm đến để giảm giá tour, trong trường hợp này, Đại Nội phải triển khai một trong hai giải pháp. Thứ nhất là, áp dụng chương trình giảm giá để phía doanh nghiệp cân đối vào tham quan dù điện Thái Hòa đang trùng tu. Thứ hai cho thấy tính bền vững hơn là tăng thêm dịch vụ, triển khai một chương trình nghệ thuật, hay một điểm nhấn nào đó quy mô, để bù lại điện Thái Hòa đang trong quá trình trùng tu.

“Tôi nghĩ không chỉ với khách Thái Lan hiện tại, mà tất cả các thị trường khách khác, Đại Nội cần nhanh chóng triển khai dịch vụ thay thế phù hợp đối với việc điện Thái Hòa đang trùng tu. Việc trùng tu kéo dài 3 năm, là một thời gian rất dài. Nếu không sớm có giải pháp và quảng bá tốt hơn, thương hiệu và hình ảnh mang tính biểu trưng như Đại Nội sẽ phai dần trong lòng du khách”, ông Cơ nhấn mạnh.

Những gì xảy ra với khách Thái Lan thời gian qua, ít nhiều cho thấy những tồn tại hạn chế của ngành du lịch Huế: về sức hút, dịch vụ của điểm đến. Đây là vấn đề mà dịch vụ du lịch của Cố đô cần sớm thay đổi.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng

Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch và tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, khu nghỉ dưỡng, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch để lừa đảo du khách.

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng
An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Chuyện “hoa hồng”

Cuối tháng 10 vừa rồi, cảng Chân Mây đón tàu du lịch Celeberity Millennium của hãng Royal Caribbean với hơn 3.000 du khách và thuyền viên. Đây được biết là chuyến tàu du lịch quốc tế thứ 30 cập cảng Chân Mây tính từ đầu năm 2024. Sau khi cập cảng, một nửa du khách và thuyền viên đã chọn tham quan Huế, nửa còn lại tham quan Đà Nẵng, Hội An.

Chuyện “hoa hồng”
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Return to top