ClockThứ Hai, 03/06/2024 06:02

Trải nghiệm khó quên ở vùng cao A Lưới

TTH - Đi rồi vẫn muốn quay trở lại, bởi A Lưới còn nhiều điều để khám phá. Con người và mảnh đất phía tây Huế này vẫn là chân trời rộng mở, hào hiệp chào đón khách thập phương.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Nam Đông và A Lưới đảm bảo nghiêm túc, an toàn trong lần đầu tiên tổ chức thi tuyển sinh lớp 10Đại hội thi đua Quyết thắng huyện A Lưới giai đoạn 2019 - 2024Điểm đến mới cho du khách

Tìm hái rau rừng dưới sự hướng dẫn của đồng bào trong rừng nguyên sinh A Roàng 

Từ Thanh Hóa, theo bạn đến chơi rồi “kết” luôn A Lưới, chị Hoàng Thị Hương đã trở lại vùng đất phía tây Huế lần thứ hai mùa hè này. Lần trước học cách làm bánh a quát và bắt cá suối thì nay chị chọn một homestay ở Hồng Kim ở lại khám phá văn hóa đời sống bản địa. Theo chân các chị trong hợp tác xã du lịch cộng đồng đi hái lá, trải nghiệm gội đầu bằng thảo dược ở suối A Nôr, xã Hồng Kim, chị vừa hồi hộp vừa thích thú. “Mình biết được thảo dược và cách sử dụng chúng trong bài thuốc làm đẹp tóc theo truyền thống của đồng bào Pa Cô. Giá mỗi lượt gội 40 ngàn đồng cho một trải nghiệm khá là rẻ”, chị Hương nói.

Mấy năm trở lại đây, Làng du lịch cộng đồng A Nổ (xã Hồng Kim) là phố homestay sôi động ở vùng cao A Lưới. Anh Hoàng Thanh Duy, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng A Nôr  thông tin: “Qua công tác truyền thông, mỗi năm HTX đón 300- 500 khách trải nghiệm gội đầu. Khách phần lớn trên 25 tuổi. Nhiều ý kiến phản hồi rất tốt vì mới lạ và thú vị. Mỗi năm chúng tôi đón vài ngàn lượt khách. Có những dịch vụ trải nghiệm độc đáo góp phần làm phong phú dịch vụ ở A Nôr

Thời buổi xu hướng “healing” - chữa lành lên ngôi thì A Lưới là lựa chọn lý tưởng khi mà nơi đây khí hậu mát mẻ tựa như “Đà Lạt thứ hai”, đời sống văn hóa vùng cao đa dạng. Khoảng 4 năm gần đây, huyện vùng cao này trở thành điểm đến quen thuộc của hàng ngàn sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh). Cùng ăn ở, sinh hoạt, tìm hiểu văn hóa và đời sống người Tà Ôi, nhiều bạn sinh viên khá luyến tiếc khi phải chia tay mảnh đất này sau gần 4 ngày gắn bó. Nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thảo trải lòng: “Em đã có những trải nghiệm quý báu khi mang khung gỗ dệt zèng, tìm hiểu ý nghĩa hoa văn trên zèng để sáng tạo nên những sản phẩm thời trang hiện đại mang âm hưởng dân tộc. Thích nhất là được hòa mình vào lễ cúng dâng zèng với các già làng cùng nghệ nhân. Tất cả là chất liệu cuộc sống giá trị để em xây dựng hành trang vào đời sau này. Nếu có cơ hội, em vẫn muốn quay lại đóng góp chút gì đó cho vùng đất này”.

Không chỉ khách phương xa, có những con người yêu mến A Lưới một cách kỳ lạ, luôn chọn vùng đất này như chốn đi về quen thuộc. Tôi có cô bạn làm dự án nước ngoài, mỗi khi mệt mỏi, quá tải lại nhắn tin rủ bạn bè lên với đồng bào. Nhờ cô ấy, tôi có cơ hội tham gia vào tour khám phá rừng nguyên sinh A Pat, thử làm cườm chì trang trí zèng với người già... Tuy nhiên, chuyến đi mang lại nhiều cảm xúc nhất vẫn là ăn ngủ trong rừng già, học cách sinh tồn, tìm rau rừng, bắt cá suối, đánh dấu đường đi. Không chỉ chúng tôi, hàng trăm du khách trong, ngoài nước rất thích vượt suối băng rừng cho dù “du lịch hiking” đòi hỏi sức khỏe và một số kỹ năng chinh phục điểm đến. Khách “đi rừng” về đều thích thú, ấn tượng và giới thiệu cho bạn bè đến A Lưới. 

Homestay Hương Danh ở xã A Roàng là nơi tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo của người Tà Ôi như làm nông, bắt cá suối, khám phá rừng nguyên sinh, đan chiếu Amber...  Theo Anh Viên Đăng Phú - hướng dẫn viên homestay này thì ngoài các yếu tố văn hóa đời sống, thiên nhiên hoang dã và sự hồn hậu, chân chất của đồng bào tạo nên sức hút cho điểm đến. “Chúng tôi nỗ lực hết sức để giúp khách tham gia các hoạt động tại địa phương hiệu quả, an toàn. Khi phục vụ nhiệt tình, họ giới thiệu bạn bè và lan tỏa, chia sẻ trên mạng xã hội. Vì thế mà hầu như tuần nào chúng tôi cũng đón các gia đình, đội nhóm, công ty”, anh Phú vui mừng.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin A Lưới cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch đào tạo nhân lực cũng như tư vấn, chuẩn hóa các sản phẩm trải nghiệm đặc thù. Từ những nỗ lực của địa phương, hy vọng mảnh đất hoang sơ, bí ẩn này sẽ còn thu hút nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm trong thời gian tới.

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

TIN MỚI

Return to top