ClockThứ Bảy, 25/05/2024 12:01
LÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN A LƯỚI:

Điểm đến mới cho du khách

TTH - Được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỷ đồng đang dần hoàn thiện.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thốngSản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

 Làng văn hóa truyền thống được triển khai nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống tại huyện A Lưới. Ảnh: H.C

Làng có quy mô diện tích 5ha và tổng kinh phí đầu tư gần 20,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Được khởi công từ tháng 5 năm 2023 và thi công trong vòng 18 tháng, đến nay, các công trình chính của dự án đã được xây dựng và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện với các hạng mục được đầu tư, như: Khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung; nhà sinh hoạt truyền thống của dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu; đường giao thông… Các hạng mục phụ trợ như sân vườn, điện, nước, cảnh quan cây xanh… cơ bản đã hoàn thành.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, huyện đang tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để kịp khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 9 sắp tới.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, huyện sẽ nghiên cứu đầu tư thực hiện giai đoạn 2. Theo đó, địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. “Huyện sẽ cân nhắc việc đưa một số hộ dân tiêu biểu, am hiểu các nghề truyền thống, văn hóa cổ truyền vào sống trong khu vực dự án để giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”, ông Hải thông tin.

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện A Lưới được triển khai nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu và nhóm địa phương Pa Cô, Pa Hy (thuộc dân tộc Tà Ôi); phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa của người dân và du khách…

Với lợi thế đậm đà bản sắc dân tộc, huyện A Lưới đã, đang phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng tại các điểm du lịch. Nhiều hoạt động đặc sắc thu hút du khách như: Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm zèng tại A Roàng; tìm hiểu nghề gốm truyền thống tại trung tâm huyện; tái hiện đám cưới người Pa Cô; tìm hiểu nghề đan chiếu truyền thống, giã gạo, xông răng, gội đầu, tham quan bản làng tại làng du lịch A Nôr; xem xúc cá, làm bánh, tái hiện tục đi Sim tại Pâr Le, Hồng Hạ; Chương trình văn nghệ dân gian tại các làng du lịch… Các hoạt động này sẽ được xem xét để triển khai tổ chức tại Làng văn hóa truyền thống các dân tộc A Lưới vào thời gian tới.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới chia sẻ: “Sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới sẽ là nơi tổ chức nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, tái hiện nét đẹp, cảnh sinh hoạt trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, nhóm Pa Cô, Pa Hy… Qua đó, tạo điểm nhấn để kết nối du khách đến tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới đã và đang triển khai hiệu quả nhiều mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp trải nghiệm cảnh quan sinh thái và văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, nhóm Pa Cô… Nổi bật như: Làng du lịch cộng đồng A Nôr (xã Hồng Kim) là sản phẩm OCOP 3 sao của A Lưới, trở thành điểm du lịch cấp tỉnh và năm 2019 được chọn là một trong ba làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam; mô hình du lịch cộng đồng ở A Roàng (xã A Roàng); điểm du lịch sinh thái suối Pâr Le (xã Hồng Hạ)…

Hy vọng trong thời gian tới, làng văn hóa truyền thống sẽ là điểm đến độc đáo, mới lạ thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần quảng bá du lịch, qua đó tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con địa phương.

BẠCH CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Khách Ấn Độ - “mỏ vàng” của du lịch Việt Nam

Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu được nhiều quốc gia trên thế giới chạy đua khai thác. Trong cuộc đua ấy, Việt Nam có nhiều lợi thế là điểm đến được du khách Ấn ưa chuộng. Biết tận dụng điểm mạnh và có chiến lược phù hợp thu hút thị trường tiềm năng này sẽ đưa du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

Khách Ấn Độ - “mỏ vàng” của du lịch Việt Nam
Du lịch Huế tăng tốc

Những kết quả khả quan của du lịch Cố đô 6 tháng đầu năm đang góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra. Bên cạnh niềm vui về lượng khách đến Huế tăng, còn là những dấu hiệu khởi sắc về dịch vụ lưu trú, phát triển đường bay quốc tế và sự ghi nhận từ những giải thưởng du lịch uy tín của thế giới, hay đánh giá cao của truyền thông quốc tế.

Du lịch Huế tăng tốc
Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Chuyển hướng du lịch hè

Thị trường du lịch bắt đầu bước vào cao điểm hè, nhưng khác với mọi năm, xu hướng du lịch năm nay của du khách nội địa có nhiều thay đổi. Khách Việt đang dần thay đổi lựa chọn để có thể khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ như bay đêm, đi tàu hỏa hay xe cá nhân.

Chuyển hướng du lịch hè
Return to top