ClockThứ Tư, 15/09/2010 20:46

Nhìn từ An Lăng

TTH - Chớm thu. Buổi sáng chủ nhật, tôi cùng lão nhà văn Nguyễn Quang Hà loanh quanh một vòng khắp Huế, rồi ghé lại An Lăng như một sự thôi thúc nào đó rất khó tả. Một cảm giác lạ. Giữa phố xá chật chội và ồn ào, khu lăng mộ vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân lại vô cùng vắng vẻ. Thiếu hẳn bóng dáng những khách du lịch và sự đông đúc thường thấy ở những di tích lăng tẩm Huế.

Đọc lịch sử, tôi canh cánh và có ấn tượng đặc biệt về giai đoạn đau thương gắn liền với biến loạn mất nước năm 1885. Thiếu một tầm nhìn, thiếu một tư duy chiến lược về giữ nước, nhà Nguyễn đã phải trả một giá đắt. Ngay cả ngai vàng cũng nhuốm máu, đau đáu nỗi đau một thời bốn tháng ba vua và đây, khu lăng mộ An Lăng được xem như một chứng nhân của thời kỳ lịch sử đó. Độc nhất vô nhị trên mảnh đất hành chữ S này, có một khu di tích lịch sử là nơi có đến lăng mộ của 3 vị vua cũng đồng thời là 3 thế hệ trong một gia đình: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân cùng chừng khoảng 50 lăng mộ của các ông hoàng bà chúa.

An Lăng - ảnh từ Festivalhue. com
Câu chuyện về những vị vua này cũng mang những dấu ấn lịch sử sâu sắc. Một ông vua phải chết trong đói khát, một vị khác từng giả điên và cùng với người thứ 3 vì giấc mộng cứu nước không thành đành phải chấp nhận sống kiếp lưu đầy để lại trong lòng dân Việt sự tri ân và những tiếc nuối khôn nguôi. Lịch sử có những phút huy hoàng của những vị quân vương gắn liền với những chiến công hiển hách và lịch sử cũng sẽ không quên ông vua bất hạnh gợi nhớ những tháng ngày bi tráng, như một bài học thức tỉnh tinh thần dân tộc trong mỗi con người.
 
Khách du lịch hôm nay có thể bị hấp dẫn và thu hút bởi những di tích lịch sử có những công trình kiến trúc hoành tráng và đặc sắc, bởi những kỳ tích của những chiến công nhưng đó chưa phải là tất cả. Tôi vẫn nghĩ, có rất nhiều trong số họ mong tìm và muốn có những khám phá và chiêm nghiệm về những vấn đề từng được đọc, được nghe và được học trên ghế nhà trường. Trong sự phát triển đa dạng của các loại hình du lịch hôm nay, người ta đang nhắc nhiều đến loại hình du lịch hoài niệm hay tưởng niệm như lực hút mạnh mẽ trong khát vọng tìm hiểu và khám phá của con người. Có điều, nó có vẻ “kén chọn”, đòi hỏi ở mỗi người những tri thức và sự hiểu biết nhất định, nhất là về mặt lịch sử. Câu chuyện về cuộc đời và lịch sử gắn liền với thân thế và sự nghiệp của 3 trong số 13 vị vua của Triều Nguyễn là Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân là một câu chuyện lịch sử đẹp, nhiều uẩn khúc, lắm nỗi niềm và mang ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc. Trong thực tế, nó đã bị nhạt nhoà và lấn át đi bởi những công trình kiến trúc không thật sự đặc sắc và thiếu một tư duy sắc sảo, sự chăm chút trong việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh thu hút sự quan tâm của nhiều người.
 
Chắc hẳn, nhiều người khác cũng sẽ có cùng suy nghĩ khi đến khu lăng mộ An Lăng là cần có ngay một tư duy mới trong khai thác và quảng bá các di tích Huế như một đặc sản của riêng “Huế mình”. Hành trình đó sẽ được bắt đầu từ sự hiểu biết đến những thôi thúc khám phá để rồi cuối cùng là được tận mắt chứng kiến như một sự chiêm nghiệm đầy đủ và trọn vẹn. Tôi đã nghĩ đến điều đó khi đứng trước lăng mộ của vua Dục Đức, nhớ lại và liên tưởng về hình ảnh bi thương của một ông vua chết vì bị bỏ đói, thi hài được bó sơ sài trong một chiếc chiếu, được chôn cất vội vã cũng ngay tại nơi này trong bối cảnh tiếng súng của kẻ thù thực dân xâm lược đã nổ ngay tại kinh thành Huế…    
 
 
Đình Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top