ClockChủ Nhật, 01/05/2016 06:46
ĐẠI SỨ CỘNG HÒA PHÁP TẠI VIỆT NAM JEAN-NOËL POIRIER:

“Festival Huế là điểm đến hàng đầu”

TTH - Những ngày đầu tiên tổ chức Festival Huế vào năm 2000 - xuất phát từ ý tưởng hợp tác lễ hội giữa Việt Nam và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam - vai trò tổ chức chính gần như từ phía Pháp thì nay, việc tổ chức đã chuyển sang hợp tác, đối tác và phía Việt Nam đảm nhiệm toàn bộ. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ngài Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier về câu chuyện liên quan đến hợp tác văn hóa, nghệ thuật và sự thúc đẩy mối quan hệ, phát triển giữa hai nước Pháp – Việt.

Ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Thưa ngài Festival Huế đã đánh dấu nhiều bước tiến của sự hợp tác Pháp - Việt. Vậy ngài đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của sự kiện này tại Huế nói riêng và mối quan hệ giữa hai nước nói chung?

Festival Huế là một sự kiện nổi bật thu hút rất nhiều du khách. Và nước Pháp vẫn giữ vị thế của một trong những đối tác quan trọng nhất. Theo tôi, Festival Huế là điểm đến hàng đầu của các nghệ sĩ Pháp nói riêng cũng như nghệ sĩ quốc tế mong muốn biểu diễn ở Việt Nam.

Trải qua 15 năm với 8 kỳ Festival, Huế đã khẳng định được thương hiệu của thành phố festival. Ngài nghĩ sao về tiềm năng của TP Huế trong hành trình phát triển lễ hội gắn với du lịch thời gian đến?

Tiềm năng của Huế trong lĩnh vực du lịch là rất lớn nhờ vào bề dày của lịch sử, di sản, cũng như môi trường tự nhiên tại địa phương. Festival Huế cũng là một phần không nhỏ của tiềm năng này. Theo tôi, Huế là một mẫu thành phố điển hình mà các thành phố khác của Việt Nam có thể noi theo để phát triển du lịch.

Rối khổng lồ của Đoàn nghệ thuật L'Homme Debout (CH Pháp) sắp hoàn thiện, chờ ngày trình diễn trên những con đường TP Huế. Ảnh: Lê Thọ

Festival Huế lần thứ 9 - 2016 đã khai hội. Và Pháp vẫn là một đối tác quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng về nghệ thuật. Vậy phía Pháp sẽ mang đến cho công chúng những gì trong sự kiện này?

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến khán giả một chương trình rất phong phú và đa dạng gồm: chương trình nhảy Hiphop “Autarcie” vào 19g30 ngày 2/5 tại Cung An Định; chương trình nhạc rock của nhóm nhạc Fuzetta vào 19g30 tối 3/5 tại sân khấu Điện Thái Hòa (Đại Nội); chương trình nghệ thuật đường phố với các màn người đứng, rối khổng lồ diễu hành qua các con phố và công viên Trịnh Công Sơn vào ngày 30/4 và 2/5; triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Sébastien Laval tại Viện Pháp Huế và bên trong Đại Nội nhân dịp ra mắt cuốn sách “Huế, thành phố những hòn đá biết khóc” của tác giả Philippe Bouler, đạo diễn nghệ thuật đầu tiên của Festival Huế.

Từ công nghệ người Pháp chuyển giao ở kỳ festival đầu tiên, đến nay, Huế đã chủ động trong khâu tổ chức và sản xuất chương trình. Ngài đánh giá như thế nào về điều này?

Việc chuyển giao công nghệ không phải mới diễn ra ngày hôm qua. Và dù sao đó cũng là một điều tuyệt vời bởi vì Festival Huế được tổ chức bởi chính thành phố và tỉnh nhà. Nếu Pháp không còn là đơn vị đồng tổ chức, thì nước Pháp vẫn tiếp tục là một trong những đối tác ưu tiên và đóng góp cho Festival Huế những tiết mục nghệ thuật phong phú và đa dạng mỗi năm.

Theo ngài, để Festival Huế có dấu ấn và sức sống lâu bền trong lòng công chúng, Huế cần làm những gì?

Theo tôi, nên gìn giữ tính độc đáo của Festival, đồng thời không quên rằng đây là một sự kiện mở ở tầm quốc tế và gồm nhiều hạng mục .

Rất cám ơn ngài về cuộc trò chuyện này!

Phan Thành (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 230 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024

Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024 (Hội chợ) khai mạc tối 16/9 tại công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế). Các ông: Phạm Đức Tiến – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương đã đến dự.

Hơn 230 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024
Festival Huế và những di sản “động đậy”

Festival Huế bây giờ, dĩ nhiên là không còn giống với Festival Huế của những ngày đầu cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, Festival Huế luôn có một chủ trương xuyên suốt là làm cho những di sản của Huế luôn “động đậy”.

Festival Huế và những di sản “động đậy”
Phát triển kinh tế từ Festival Huế

Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Phát triển kinh tế từ Festival Huế
Lưu luyến lời hẹn “Về Huế Festival”

Sau một tuần tưng bừng lễ hội, lễ bế mạc Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa, hội nhập và phát triển” diễn ra tối 12/6 tại Hoàng cung Huế với nhiều cảm xúc trong giờ phút giã bạn cùng lời hẹn ước "Về Huế Festival".

Lưu luyến lời hẹn “Về Huế Festival”
Return to top