ClockChủ Nhật, 16/06/2024 07:32

Phát triển kinh tế từ Festival Huế

TTH - Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

"Thật tuyệt vời khi chúng tôi đã đến với lễ hội này" 101.000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

 Đoàn diều Huế trong chương trình lễ hội đường phố tại Festival Huế 2024. Ảnh: Nguyễn Phong

Vậy là, Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 - 12/6 đã khép lại. Sau những ngày rộn ràng, sôi động, người dân, du khách nô nức đi xem lễ hội, TP. Huế sẽ quay trở lại với đời sống thường nhật.

Cứ mỗi lần lễ hội được diễn ra, thành phố trở nên chật chội, đường phố thường xuyên kẹt cứng vì dòng người đổ về các lễ hội, sân khấu biểu diễn cộng đồng, nhưng đó là sự chật chội dễ chịu. Thành phố đông vui, ngủ muộn, gia tăng các dịch vụ, giúp nguồn thu tăng mạnh. Trò chuyện với một chị bán nước ven đường gần với sân khấu biểu diễn Công viên 3/2, chị cười nói vui vẻ: Ai cảm thấy khó chịu vì người đông, chứ riêng tôi lại thích lễ hội kéo dài, thậm chí quanh năm, ngày nào cũng có lễ hội càng tốt. Mỗi lần có lễ hội là thu nhập của chị tăng vọt, có những hôm sức bán ra gấp 7 - 8 lần.

Sôi động với Festival Huế 2024 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2024 nhấn mạnh, Huế là địa phương tiên phong trong cả nước thay đổi kết cấu tổ chức từ một lễ hội thành chuỗi các lễ hội quanh năm theo hình thức bốn mùa. Điều này nhằm phát huy sâu rộng những sắc màu văn hóa của vùng đất Cố đô, tạo động lực kích cầu du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức quanh năm, nên du khách có thêm những lựa chọn khi đến Huế. Đặc biệt là tạo ra không khí lễ hội liên tục, người làm dịch vụ có thêm nhiều đợt “cao điểm” để phục vụ khách.

Ông Nguyễn Thanh Bình nêu dẫn chứng, những lễ hội như, Lễ hội Bia, Lễ hội Ẩm thực, Dạ yến Hoàng Cung… có sức hút mạnh và gia tăng khả năng thu hút du khách qua từng năm. Một điều phải được nhấn mạnh ở đây là nhiều chương trình được xã hội hóa, doanh nghiệp, các tổ chức cùng tham gia và chia sẻ “gánh nặng” về kinh phí tổ chức cho Ban tổ chức.

Chỉ tính riêng về khách du lịch, trong 7 ngày diễn ra Festival Huế 2024, Huế thu hút hơn 101 ngàn lượt khách; trong đó khách lưu trú đạt 50 nghìn lượt. Công suất sử dụng phòng bình quân ở các khách sạn là trên 70%. Vào hai ngày đầu của tuần lễ, lượng khách đặt phòng tăng cao, đa số khách sạn công suất sử dụng phòng đạt 95 - 100%.

Lễ hội Ẩm thực chay thu hút đông đảo thực khách 

Quay ngược thời gian, mục tiêu ban đầu của Festival Huế là tổ chức để kích cầu, thu hút khách du lịch đến Huế. Qua từng năm, nay mục tiêu đó càng được khẳng định và rõ nét hơn trong cách thức tổ chức, khai thác du lịch. Doanh nghiệp trước đây đứng bên lề, hoặc ít tham gia thì nay đã có sự chung tay cho việc khai thác lễ hội thành sản phẩm du lịch. Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh cho hay, hầu hết các thành viên trong Hội đều tham gia làm đại lý vé cho Festival Huế 2024. Việc đưa các hoạt động, chương trình của lễ hội vào trong tour tuyến du lịch của doanh nghiệp đã giúp nhanh chóng bán hết số vé mà doanh nghiệp đảm nhận. Xét về yếu tố kinh tế khi khai thác lễ hội thành sản phẩm du lịch, tất cả đã rất rõ nét.

Kịch bản khai thác toàn diện

Qua mỗi kỳ được tổ chức, những kinh nghiệm sẽ được đúc rút để Festival Huế ngày càng hoàn thiện quy trình tổ chức, đạt tính chuyên nghiệp cao hơn. Theo Ban tổ chức, Festival Huế 2024 đã không còn quá áp lực trong công tác tổ chức, những kinh nghiệm giúp cho quá trình trở nên bài bản và chỉn chu hơn. Đó là những yếu tố để lễ hội ngày càng mở rộng các kịch bản để hướng đến các mục tiêu cao hơn, nhất là khai thác lễ hội để phát triển kinh tế - xã hội. Tiến đến khai thác tối đa ngành “công nghiệp văn hóa”.

Qua mỗi kỳ, câu hỏi được đặt ra là Thừa Thiên Huế có lợi gì từ lễ hội. Thật khó để xét lợi ích kinh tế của Festival Huế bằng phương pháp toán học. Tính toán ra con số cụ thể về tổng doanh thu từ lễ hội mang lại là không dễ, mà có thể xét qua những con số tương đối từ lượng khách đến Huế tăng, nguồn thu từ một số lễ hội có bán vé, Lễ hội Ẩm thực; hay là nguồn thu ước chừng của những nhà hàng, quán ăn, người bán nước dọc đường…

 Khán giả trẻ đến với Lễ hội Bia trong Festival Huế 2024

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phân tích, để xét sự thành công của lễ hội, cần trên nhiều phương diện. Đầu tiên phải nhấn mạnh rằng, Festival Huế 2024 tiếp tục khẳng định thương hiệu là diễn đàn để giao lưu, trao đổi các yếu tố di sản các vùng miền, các nền văn hóa trên thế giới. Đây là năm thể hiện đầy đủ nhất sau dịch COVID-19. Festival Huế 2024 tiếp tục khẳng định giá trị văn hóa Huế, văn hóa di sản trong việc góp phần để Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Những gì Festival Huế đang làm được xứng đáng là trung tâm văn hóa, nơi mà các nước mong muốn được thể hiện tinh thần giao lưu văn hóa.

Tại Festival Huế 2024 đã có những loại hình mới, đổi mới trong cách trình diễn, cách thức thể hiện giữa truyền thống và đương đại. Việc áp dụng thêm công nghệ trong trình diễn, tạo không gian văn hóa đa dạng, sắc màu trong bối cảnh chung của thành phố lễ hội. Tiếp tục có những sản phẩm hợp tác với các đối tác quan trọng của Festival Huế là nước Pháp. Cụ thể là dự án chiếu sáng tại Thái Bình Lâu, Đại Nội Huế và đây sẽ là sản phẩm được tận dụng khai thác du lịch sau này. Một số địa phương trong tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật để người dân và du khách không chỉ đắm mình trong không gian lễ hội, mà còn được hòa mình vào với âm thanh, ánh sáng của những chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Theo Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2024, từ thực tiễn Festival Huế 2024 đòi hỏi sau này sẽ có những kịch bản kỹ càng hơn, chi tiết hơn và cả những phương án thay thế nếu gặp những tình huống bất lợi, làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức lễ hội. Như năm nay, yếu tố thời tiết ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động, dù sau đó các sự kiện, lễ hội được tổ chức thành công. Có những kịch bản thích ứng để Festival Huế càng ngày hoàn thiện về công nghệ tổ chức, đạt đến sự chuyên nghiệp của một lễ hội quy mô; hay những trải nghiệm thay thế cho du khách để các tour du lịch vẫn hoạt động một cách bình thường…

Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y

Theo Sở Y tế, việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y
Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Return to top