ClockThứ Tư, 02/05/2018 16:47

Festival Huế 2018 dưới góc nhìn của nghệ sĩ quốc tế

TTH.VN - Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế -1 điểm đến 5 di sản”, sự kiện Festival Huế 2018 tiếp tục kế thừa những tinh hoa, thành tựu của các kỳ lễ hội trước để đem đến cho khản giả trong và ngoài nước những sự kiện văn hóa đặc sắc. Không chỉ định hình là festival có thương hiệu trong nước, Festival Huế 2018 đã khẳng định vị thế trong cộng đồng các festival chuyên nghiệp trên thế giới.

Festival Huế 2018: Ngập tràn cảm xúc lễ hộiTour đầu Festival Huế 2018: Công chúng hài lòngKhai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóa

Quy tụ 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật lớn nhỏ và các nhóm nghệ sĩ Việt Nam cùng 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới, Festival Huế 2018 là cơ hội tuyệt vời để các nghệ sĩ trình diễn, giao lưu, trao đổi các nét văn hóa dân tộc riêng biệt, đặc sắc.

Đối với các đoàn nghệ thuật nước ngoài, Festival Huế 2018 không những gây ấn tượng bằng quy mô hoành tráng, công phu mà còn là sự ấm áp, thân thiện và tinh thần chào đón nồng nhiệt của khán giả và người dân địa phương.

Chị Nethmi Dissanayake​, Đoàn nghệ thuật Sri Lanka: Cơ hội giao lưu quốc tế

Đây là lần đầu tiên đoàn Sri Lanka chúng tôi vinh dự được đến Huế tham dự festival. Cá nhân tôi cảm thấy rất vui! Đây như một cơ hội lớn có được trong đời để được thể hiện những điệu múa của nước mình đến đông đảo khán giả tại Huế. Điểm nổi bật trong màn trình diễn của chúng tôi là nét đẹp văn hoá của Sri Lanka. Đơn cử như trong trang phục truyền thống, những phụ kiện đặc trưng như vòng đeo chân sẽ hỗ trợ tạo thêm nhiều âm thanh khi chúng tôi múa, di chuyển.

Tham dự festival lần này cũng là một cơ hội tốt để chúng tôi được giao lưu với các đoàn nghệ thuật đến từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, trong những ngày ở đây, các bạn tình nguyện viên đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Các bạn ấy rất nhiệt tình, và luỗn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi mỗi khi cần.

Khi trở về Sri Lanka, chắc chắn tôi sẽ rất nhớ nơi này vì đây là một đất nước tuyệt vời. Tôi thích đồ ăn, thích con người Việt Nam, đó là điều mà tôi ấn tượng nhất.

Ông Roger Daelemans, Trưởng đoàn cà kheo "De Steltenlopers Van Merchtem" - Bỉ : Hạnh phúc vì luôn được đón nhận

Tôi đã đến đây tham dự 4 kỳ festival. Mặc dù thời gian diễn ra lễ hội và thời lượng biểu diễn của đoàn tương đối ngắn hơn so với các kỳ festival trước, song tại lễ hội lần này có nhiều đoàn nghệ thuật tham dự hơn và cũng nhiều khán giả đến xem chương trình hơn.

Trong quá trình biểu diễn, trở ngại lớn nhất của chúng tôi là thời tiết khá nóng. Ở Bỉ thời điểm này chỉ khoảng 15- 20oC, nên phần trình diễn cũng gặp đôi chút khó khăn. Nhưng không sao, chúng tôi thích nơi này.

Nhìn chung nội dung của màn biểu diễn vẫn tương đối giống với các năm trước. Vẫn có những nghệ sĩ đi trên những đôi cà kheo rất cao, nhảy múa trong tiếng nhạc đặc trưng. Nhưng lần nào chúng tôi cũng nhận được sự trông đợi và cỗ vũ nhiệt tình từ phía khán giả, nhất là các em nhỏ. Điều này làm chúng tôi thấy rất hạnh phúc.

Về quy mô đoàn diễn, chúng tôi có tất cả hơn 120 người, nhưng vì không đủ điều kiện nên chỉ có 42 thành viên đại diện tham dự Festival lần này. Những năm trước chúng tôi đã đi nhiều danh lam thắng cảnh. Lần này chúng tôi đến biển Thuận An, thăm Đại Nội và lăng Khải Định. Mọi người trong đoàn còn thích đi mua sắm và đi uống bia nữa.

Chúng tôi yêu Việt Nam, yêu văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây. Đất nước này thật đẹp và người dân rất vui vẻ, hạnh phúc. Một khi có cơ hội, chúng tôi sẽ quay lại trình diễn ở những kỳ festival tiếp theo.

Bên cạnh những nét đẹp hoành tráng trong khuôn khổ sự kiện Festival Huế 2018, nét hồn hậu trong tiếng cười của trẻ em, người dân xứ Huế cũng là điều níu chân những nghệ sĩ đến từ phương xa.

Anh Yakabi Kensaku, Đoàn nghệ thuật múa sư tử Yaese, Okinawa - Nhật Bản: Chắc chắn sẽ quay trở lại

Tôi và một vài người trong đoàn đã từng tham dự Festival Huế 2016 nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu diễn với tư cách của đoàn múa sư tử Yaese. Yaese chỉ là 1 tỉnh nhỏ của Nhật Bản, nên khi đoàn được cử đại diện đi biểu diễn với bạn bè thế giới thì đây là một điều đặc biệt, một vinh hạnh rất lớn của đoàn.

Ngay từ lần trước tới Huế, tôi đã thấy đây là một thành phố rất đẹp. Festival Huế là một chương trình có quy mô lớn khi quy tụ được rất nhiều đoàn nghệ thuật trên khắp thế giới, là một sân chơi để các đoàn có thể giao lưu với nhau, được chứng kiến những nét văn hoá đặc sắc của các nước bạn.

Qua phần trình diễn của mình, đoàn chúng tôi muốn truyền tải một lời cảm ơn đến Việt Nam và các nước khác vì nền văn hoá, âm nhạc của Okinawa ngày nay được hình thành một phần chính từ những thứ được học hỏi ở các nước khác và biến đổi dần. 

Điểm khác biệt giữa màn biểu diễn của chúng tôi và của đoàn Thái Nghi Đường là phần múa lân sư rồng của Thái Nghi Đường nhịp điệu nhanh hơn, chủ yếu theo tiếng trống dồn nhập, động tác hoạt bát, sinh động và vui vẻ hơn. Còn màn múa sư tử của chúng tôi có tiết tấu tương đối chậm, di chuyển theo tiếng nhạc là các nhạc cụ, chứa đựng cả 1 câu chuyện. Nhưng cả 2 có 1 điểm chung đều mang lòng tự hào, đều cố gắng hết sức để mang đến cho người xem một màn biểu diễn tuyệt vời nhất.

Tôi rất thích Huế, thậm chí giờ tôi còn không muốn về (cười lớn). Tôi đã được thưởng thức một số món ăn đặc trưng của Huế và tôi đặc biệt thích món bánh khoái vàng ươm, giòn rụm. Chắc chắn tôi sẽ quay trở lại đây du lịch và giới thiệu với người thân, bạn bè của tôi về nơi này.

Điều mà tôi sẽ nhớ nhất khi rời khỏi đây có lẽ là nụ cười của các bệnh nhân khi chúng tôi có phần biểu diễn ở bệnh viện vào ngày 27/4 vừa qua.

Không khí lễ hội với những sắc màu rực rỡ, những nét văn hoá hoà quyện của nghệ sĩ trong nước và quốc tế tại Festival Huế 2018 được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Các nghệ sĩ đến từ Học viện múa Ranranga, Sri Lanka rực rỡ trong trang phục truyền thống trước giờ biểu diễn

Một bản trẻ ghi lại hình ảnh của các nghệ sĩ quốc tế

Festival Huế 2018 là cơ hội tuyệt vời để nghệ sĩ các nước gặp gỡ và giao lưu

Người dân và du khách trong nước cũng có dịp giao lưu với nghệ sĩ đến từ nhiều châu lục

Hào hứng trước giờ biểu diễn

 

Đoàn cà kheo "De Steltenlopers Van Merchtem" Bỉ giữa dòng khán giả hâm mộ

Đắm chìm trong điệu múa dân tộc

Đoàn nghệ thuật múa sư tử Yaese, Okinawa (Nhật Bản) biểu diễn tại Công viên Phu Văn Lâu

Nghệ sĩ trong nước và quốc tế trước giờ biểu diễn 

THANH THẢO - TỐ QUYÊN - HẠNH NHI (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Giải mã các chỉ số trên máy đo huyết áp dưới góc nhìn sinh động

Máy đo huyết áp là một trong những công cụ phổ biến giúp chúng ta kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Mặc dù các máy đo huyết áp có thiết kế khác khác nhau, nhưng nhìn chung chúng luôn có 3 chỉ số cơ bản là SYS, DIA, PULSE phản ánh tình trạng sức khỏe.

Giải mã các chỉ số trên máy đo huyết áp dưới góc nhìn sinh động
Di sản triều Nguyễn dưới những góc nhìn

Triều Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, nơi hội tụ và kết tinh truyền thống, bản sắc văn hóa – lịch sử Việt Nam. Trải qua 143 năm tồn tại và phát triển, đã để lại một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ trên đất Cố đô Huế, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và con người Huế. Sự độc đáo, đặc sắc riêng có của di sản vương triều Nguyễn trên đất Huế đã được Tổ chức Khoa học –Văn hóa – Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận và vinh danh 5 Di sản Văn hóa nhân loại gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016).

Di sản triều Nguyễn dưới những góc nhìn
Để du lịch Huế lọt vào “góc nhìn quốc tế”

Để tạo nhiều dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới, khẳng định thương hiệu du lịch, Thừa Thiên Huế cần triển khai nhiều giải pháp để lọt vào “góc nhìn quốc tế” từ phản hồi của du khách đến các tổ chức đánh giá, xếp loại về du lịch và truyền thông quốc tế.

Để du lịch Huế lọt vào “góc nhìn quốc tế”
Kinh tế 2023, dự báo 2024:
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió đối với kinh tế thế giới. Trong khi đại dịch vẫn đang để lại hậu quả nặng nề, một loạt thách thức mới lại xuất hiện, bao gồm các cuộc xung đột địa chính trị, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn, tăng trưởng giảm tốc…

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế

TIN MỚI

Return to top