ClockThứ Năm, 15/02/2024 06:01

Di sản triều Nguyễn dưới những góc nhìn

TTH - Triều Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, nơi hội tụ và kết tinh truyền thống, bản sắc văn hóa – lịch sử Việt Nam. Trải qua 143 năm tồn tại và phát triển, đã để lại một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ trên đất Cố đô Huế, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và con người Huế. Sự độc đáo, đặc sắc riêng có của di sản vương triều Nguyễn trên đất Huế đã được Tổ chức Khoa học –Văn hóa – Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận và vinh danh 5 Di sản Văn hóa nhân loại gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016).

Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn"Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại” Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn

 Bìa sách “Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn”

Với ý nghĩa lịch sử  - văn hóa, cùng những đóng góp to lớn và thiết thực đó, nhiều thập niên qua, di sản triều Nguyễn trên đất Cố đô Huế đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, học giả có uy tín trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư công sức nghiên cứu, tìm hiểu nhằm khẳng định những giá trị mà triều Nguyễn đã để lại. Trong số đó, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu công phu, với nhiều kiến giải, nhận định mang hàm lượng khoa học, thực tiễn cao được chọn đăng tải, công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế), một tờ báo được giới nghiên cứu và bạn đọc quan tâm, đánh giá cao về hàm lượng học thuật trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mảng đề tài văn hóa – lịch sử về Huế và triều Nguyễn thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc gần xa.

Nhận thấy giá trị và sự lan tỏa từ mảng nghiên cứu này, trong nhiều năm qua, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành tuyển chọn những công trình tiêu biểu để xuất bản thành Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về Huế và triều Nguyễn. Tập 1 đã được xuất bản vào năm 2002 với 95 bài viết được tuyển chọn trong 32 số tạp chí đã đăng tải từ 1991 – 2002, được giới nghiên cứu đón nhận, đánh giá cao. Tiếp nối thành công đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu bạn đọc mong chờ, năm 2023, tạp chí tiếp tục tuyển chọn 70 bài nghiên cứu được đăng tải từ năm 2002 – 2012 để xuất bản tập 2 với dung lượng lớn (hơn 1.000 trang in khổ 16 x 24cm), được Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành, ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2023.

Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn (tập 2) tập trung vào phân tích, nhận diện những vấn đề về triều Nguyễn trên các lĩnh vực, thành tựu mà triều Nguyễn đã để lại gồm: Chính trị - Quân sự - Ngoại giao; Tài chính – Khoa học kỹ thuật; Lễ - Nhạc; Văn học – Nghệ thuật; Xây dựng – Kiến trúc; Di tích; Cổ vật; Nhân vật; Luật lệ - Hậu cung; Làng xã – Thành thị và các tư liệu quý hiếm có liên quan… của nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử có tên tuổi trong và ngoài nước như: Nguyễn Duy Chính, Trịnh Bách, Nguyễn Đình Đầu, Võ Hương An, Vĩnh Cao, Phan Thuận An, Lê Nguyễn Lưu, Trần Đại Vinh, Trần Đức Anh Sơn, Phan Thanh Hải, Nguyễn Quang Trung Tiến, Huỳnh Thị Anh Vân…

Những bài được tuyển chọn để in trong tập sách là kết quả của quá trình nghiên cứu, điền dã, tập hợp, đối sánh từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, dưới những góc nhìn, đánh giá, phân tích, luận giải và rút ra những kết luận… có giá trị khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu này, là tiền đề, cơ sở quan trọng, góp phần gợi mở, định hướng các giải pháp về cơ chế, chính sách trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa – lịch sử triều Nguyễn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là văn hóa – du lịch – dịch vụ, nhằm góp phần xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/2019-TW của Bộ Chính trị.

Bài, ảnh: NGUYỄN ĐÌNH DŨNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top