ClockThứ Sáu, 06/04/2018 14:15

Văn hiến kinh kỳ, nơi văn hóa Việt hội tụ và tỏa sáng

TTH - Văn hiến kinh kỳ là một trong những chương trình “đinh” của Festival Huế 2018, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dàn dựng và thực hiện. Từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã tích cực luyện tập để chương trình có thể “chạy” một cách tốt nhất.

Festival Huế 2018 có nhà tài trợ Vàng400 tình nguyện viên tham gia tập huấn phục vụ Festival Huế 2018Tuyển Liên lạc viên phục vụ Festival Huế 2018Đường chân trời lần đầu tiên tham dự Festival Huế 2018Không dàn trải và chạy theo số lượng

Điềm lành mở lối (Đồ họa: NP. Hải Trung)

“Nhiệm vụ” của Văn hiến kinh kỳ là giới thiệu vẻ đẹp của “Huế - 1 điểm đến 5 di sản”, gồm: Quần thể kiến trúc cung đình Huế, Nhã Nhạc, Mộc bản, Châu bản và Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Vì vậy, chương trình sẽ kết hợp nhiều yếu tố trong nghệ thuật cung đình và nghệ thuật truyền thống Huế, như: hát múa, hoạt cảnh, ngâm thơ, âm nhạc, cộng hưởng cùng hiệu ứng âm thanh, tương tác màn hình led, hiệu ứng ánh sáng, khói màu, pháo hoa kỹ thuật…, giúp người xem vừa lĩnh hội câu chuyện lịch sử, vừa cảm nhận những giá trị văn hóa qua những trò diễn ước lệ hấp dẫn. Tất cả được xâu chuỗi, hòa quyện đan xen làm nổi bật câu chuyện lịch sử hào hùng về đất nước Việt Nam trong thế kỷ XIX: Công cuộc xây dựng kinh đô, thực thi chủ quyền đất nước, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ...

Bằng lối kể ước lệ, Văn hiến kinh kỳ lần lượt giới thiệu về quần thể kiến trúc cung đình Huế, Nhã nhạc, Thơ trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản, Châu bản qua các chương: Thống nhất giang sơn, Đất nước thái bình và Ngàn năm văn hiến.

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của Văn hiến kinh kỳ, câu chuyện được mở ra khi vó ngựa trường chinh của vua Gia Long bôn ba khắp nơi tìm cách thống nhất đất nước, đến giang sơn thống nhất, xây dựng kinh đô, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần, thực thi chủ quyền lãnh thổ... Điều này, đã góp phần trao truyền một cách mạnh mẽ để các giá trị văn hóa bao đời hội tụ, kết tinh và tỏa sáng, tạo nên một nền văn hiến trường tồn. Ngoài 5 di sản văn hóa Huế đã được UNESCO và tổ chức của UNESCO công nhận, Văn hiến kinh kỳ còn được khéo léo lồng ghép, giới thiệu về nhiều giá trị có liên quan khác, như: điệu hát chầu văn, dòng sông Hương tâm linh, nghệ thuật đúc đồng truyền thống Huế và các bảo vật quốc gia súng thần công, Cửu đỉnh…

Tại sao lại là Văn hiến kinh kỳ? Ông Nguyễn Phước Hải Trung, chia sẻ: Đây là vở diễn không phải của riêng Huế mà là đại diện của cả nền văn hóa Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, dòng chảy văn hóa Việt Nam được hội tụ và tỏa sáng tại Huế. Cố đô Huế là kinh kỳ của đất nước Việt Nam, những di sản văn hóa Huế cũng chính là những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

“…Truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim phụng hoàng đậu xuống cây ngô đồng thì đất nước sẽ được thái bình thịnh trị. Nước Việt Nam qua tiến trình mở cõi đã thống nhất giang san gấm vóc. Thiên hạ yên vui, muôn dân, trăm họ ấm no, hạnh phúc. Ấy là những điểm lành đang mở lối…”. Chương 2, với chủ đề Đất nước thái bình, sẽ kể về cảnh thanh bình thịnh trị, điểm lành mở lối với muôn dân trăm họ. Hy vọng, điềm lành ấy tiếp tục được truyền cảm hứng trong mỗi khán giả của Văn hiến kinh kỳ để tình yêu quê hương, đất nước, con người lan tỏa trong cuộc sống.   

Chương trình được tổ chức dàn dựng tại sân khấu nền điện Cần Chánh (Đại Nội) vào các tối 28/4 và 30/4/2018.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Đảm bảo tiến độ công trình Quảng trường Văn hóa Thể thao tỉnh

Công trình Quảng trường Văn hóa Thể thao tỉnh được đầu tư xây dựng nhằm từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao công cộng và định hướng phát triển không gian đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện công trình đang được đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo kế hoạch đề ra.

Đảm bảo tiến độ công trình Quảng trường Văn hóa Thể thao tỉnh
Return to top