ClockThứ Sáu, 28/04/2023 20:05

Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản

TTH.VN - "Không gian trưng bày, thao diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các thành phố, tổ chức quốc tế" khai mạc chiều 28/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Khai mạc “Không gian triển lãm thiết kế sáng tạo thủ công”Lễ hội của các nghề thủ công & văn hóa đa sắc màuPhân luồng giao thông phục vụ các hoạt động tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023Thưởng lãm gốm Nhật qua triển lãm “Yakishime – Dáng hình của đất”

leftcenterrightdel
 Tại lễ khai mạc

Tham dự có các ông, bà: Nicolas Warnery - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CH Pháp tại Việt Nam; Cristina Romila - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Rumani tại Việt Nam và phu quân; đại diện các thành phố, tổ chức quốc tế có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với TP. Huế cùng đông đảo các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, người dân, du khách.

Tham quan không gian trưng bày, người dân, du khách được thưởng lãm những sản phẩm tinh xảo, đặc sắc, như: sản phẩm dệt may với nghệ thuật nhuộm tự nhiên, sơn mài khảm xà cừ của các nghệ nhân đến từ Gongju, Namyangju (Hàn Quốc); trải nghiệm thú vị với Hanbok Fashion Show cùng với các nghệ nhân, người mẫu của Hiệp hội thủ công Nghề truyền thống Hàn Quốc.

Bên cạnh những sản phẩm đặc sắc đến từ Hàn Quốc là không gian lễ hội truyền thống Saijo, kiệu Danjiri và đèn lồng thông qua hình ảnh và những thước phim sống động của thành phố Saijo; khu trải nghiệm viết chữ trang trí lên giấy trang trí đèn lồng, các sản phẩm chạm khắc thủ công của thành phố Takayama; hàng thủ công bằng tre Suruga, đồ sơn mài Suruga của Shizuoka; các sản phẩm gốm Tamba của thành phố Sasayama (Nhật Bản)...

Ngoài những sản phẩm đặc sắc của Hàn Quốc và Nhật Bản, những tác phẩm thủ công truyền thống tinh xảo được hình thành và thao diễn bởi đôi tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa, nhiều kinh nghiệm của Huế thông qua những sản phẩm kim hoàn của nghệ nhân Duy Mong, không gian trưng bày diều của các nghệ nhân Câu lạc bộ diều Huế, triển lãm ảnh nghệ thuật và Video Clip “Rú Chá, Cồn Tè - Sắc màu sông nước”… góp phần tạo nên điểm nhấn và những sắc màu văn hóa độc đáo tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế chia sẻ, hoạt động là dịp để thành phố và tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường giao lưu, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các thành phố trên thế giới nói riêng, giữa Việt Nam - Nhật Bản - Hàn Quốc nói chung; qua đó, tạo điều kiện phát triển các thương hiệu sản xuất hàng thủ công truyền thống của Huế, của Việt Nam và các đối tác quốc tế.

Một số hình ảnh được ghi nhận tại lễ khai mạc:

leftcenterrightdel
 Lãn đạo TP. Huế và đại biểu cắt băng khai mạc
leftcenterrightdel
 Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc
leftcenterrightdel
 Kiệu Danjiri mini đến từ TP. Saiji (Nhật Bản) có cách lắp ráp độc đáo khi không dùng đinh, keo...
leftcenterrightdel
 Gian trưng bày rượu Sake - thức uống nổi tiếng của người Nhật
leftcenterrightdel
 Khách sẽ được mời thưởng thức nhiều loại Sake nổi tiếng khi ghé thăm gian hàng này
leftcenterrightdel
 Một góc trưng bày gốm Tamba
leftcenterrightdel
Ấn tượng diều Huế  
leftcenterrightdel
 Không gian trưng bày sản phẩm kim hoàn của nghệ nhân Duy Mong 
leftcenterrightdel
 Hoạt động là dịp tăng cường giao lưu, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Huế với các thành phố trên thế giới nói riêng, giữa Việt Nam - Nhật Bản - Hàn Quốc nói chung
Tin, ảnh: HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Return to top